Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đồng chí của Chính Hữu

Tạp Chí Giáo Dục

So với nhiều nhà thơ khác, Chính Hữu có rất ít tác phẩm, nhưng chính cái ít ấy lại đi vào lòng người đọc lâu bền và tạo nên nhiều ấn tượng.
Thu Đông năm 1947, nhà thơ tham gia chiến dịch Việt Bắc. Đó là một chiến dịch vô cùng gian khổ trong những ngày đầu kháng chiến. Nhiều đêm, ông đã cùng đồng đội nằm chờ giặc giữa rừng sương và tham gia nhiều trận đánh giáp mặt quân thù. Là chính trị viên của một đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, ngoài việc chiến đấu sống chết với kẻ thù, nhà thơ còn phải làm nhiệm vụ động viên tuyên truyền và hành động gương mẫu trước binh sĩ.
Rồi bỗng một đêm, ông nghe trỗi dậy từ trong tiềm thức, từ trong tâm hồn của người lính yêu thơ, trong bộ quần áo phong phanh đang mặc trên người, ông nghe từ đầu không mũ, chân không giày, từ chiếc lá khô trải để nằm trên đất, không chăn màn trong đêm ngủ chờ giặc, rồi cái giá lạnh như níu ánh trăng xuống thấp… một cái gì đó vừa vô hình, vừa hữu hình xô đẩy, làm cựa quậy cảm xúc. Đến khi chiến dịch chấm dứt, nhà thơ bị ốm nặng phải nằm lại trong nhà dân và được một đồng đội chăm sóc. Sau mỗi cơn sốt, cơn mê, chén thuốc đồng đội, bát cháo đồng đội, tấm chăn đồng đội… cứ như phả hơi nóng, xoa dịu từng ngón tay, ngón chân và trái tim ông. Đó là lúc bàn tay ông nắm chặt tay đồng đội, hơi thở ông hòa vào hơi thở đồng đội. Rồi bất chợt, ông gọi lên thành tiếng: “Đồng chí”. Hình ảnh đồng chí và trái tim đồng chí cứ thế ngân vang: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Dứt trận ốm, nhà thơ Chính Hữu đã hình thành bài thơ Đồng chí: “Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”.
Trúc Chi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)