Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giáo viên được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT đang ly ý kiến dư lun v D tho Thông tư điu l trưng tiu hc, đ thay thế cho Thông tư s 41/2010/TT-BGDĐT ban hành điu l trưng tiu hc, trong đó, cho phép hc sinh (HS) có th hc vưt lp phm vi cp hc; thi gian góp ý đến 6-7-2020.

Mt tiết hc ca hc sinh tiu hc TP.HCM

Theo Bộ GD-ĐT, sau 10 năm tồn tại, Thông tư số 41 có nhiều nội dung đã không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống.

Nhiu đim mi

Dự thảo Thông tư điều lệ trường tiểu học mới gồm 7 chương, 47 điều, đã cập nhật hệ thống văn bản mới làm căn cứ pháp lý. Nhiều nội dung trong điều lệ hiện hành được quy định bởi các văn bản liên quan đã được điều chỉnh và quy chiếu.

So với Thông tư 41, dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường. Theo đó, trường tiểu học được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn; các hoạt động GD được chuyển từ tập trung truyền thụ kiến thức sang giúp HS hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; công tác kiểm tra đánh giá được đổi mới; các yêu cầu về hồ sơ sổ sách được giảm tải, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà trường…

Những nội dung phù hợp của điều lệ hiện hành đã được các trường thực hiện hiệu quả trong nhiều năm và không mâu thuẫn với quy định của hệ thống văn bản pháp lý mới được kế thừa trong dự thảo thông tư.

Trong quy định về “Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học”, Dự thảo Thông tư điều lệ trường tiểu học bổ sung nhiều điểm mới. Cụ thể, trường tiểu học có thêm nhiệm vụ “xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường, gắn với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường”. Đối với việc tổ chức các hoạt động GD bảo đảm chất lượng theo chương trình GDPT cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành, các trường được quyền “tự chủ chuyên môn”.

Trong xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động GD, các trường tiểu học được phép huy động, sử dụng các nguồn lực hợp pháp để thực hiện kế hoạch GD đảm bảo tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên, HS và cha mẹ hoặc người giám hộ HS.

Thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm “huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tới trường…” như điều lệ hiện hành, dự thảo đã bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm “thực hiện GD bắt buộc, phổ cập GD và xóa mù chữ tại địa bàn” của các trường tiểu học. Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh tình trạng HS không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.

Một điểm mới rõ rệt khác trong quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học là các trường phải có trách nhiệm triển khai dạy học sách giáo khoa theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lựa chọn xuất bản phẩm sử dụng trong nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

GV đưc t ch thc hin nhim v chuyên môn

Các quy định về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và trình độ của GV được bổ sung nhiều điểm mới trong dự thảo thông tư lần này. Trong đó, dự thảo nhấn mạnh vai trò quyết định của GV trong đảm bảo chất lượng GD của trường tiểu học, cơ sở GD khác, khi thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học, góp phần thực hiện GD bắt buộc đối với GD tiểu học.

Dự thảo quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn với từng đối tượng GV, GV cốt cán, GV chủ nhiệm. Trong đó, GV được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. GV chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân HS nghỉ học không quá 3 ngày liên tục.

Về trách nhiệm, GV có thêm quy định mới là chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch GD; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả GD từng HS của lớp mình phụ trách…

“Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước HS; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng HS; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của HS; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học; tham gia lựa chọn xuất bản phẩm tham khảo phù hợp để sử dụng trong nhà trường” là những điểm mới trong dự thảo để phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống, thực tế dạy – học hiện nay.

Mt s ni dung khác trong d tho thông tư như quy đnh v “Thc hin chương trình GD và xây dng kế hoch GD”, “Sách giáo khoa và tài liu tham kho”, “Hot đng GD”, “Đánh giá và xếp loi kết qu GD” đã chnh sa, b sung đ phù hp vi các quy đnh mi trong Lut GD 2019, đáp ng các yêu cu ca chương trình GDPT 2018.

D tho cũng đnh lưng c th s HS khuyết tt trong mi lp hc hòa nhp là không quá 2 em, lp hc ghép có không quá 2 nhóm trình đ và không quá 15 HS (Điu 17) nhm đm bo các hot đng GD trong lp hc hòa nhp, lp hc ghép đưc thc hin hiu qu và không gây khó khăn cho GV, HS khi ging dy, tiếp thu kiến thc.

Thực hiện Luật GD 2019, Dự thảo thông tư điều lệ trường tiểu học quy định trình độ chuẩn được đào tạo của GV tiểu học là “có bằng cử nhân” ngành đào tạo GV tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm GD tiểu học. Trong điều lệ trường tiểu học hiện hành, chuẩn trình độ đào tạo của GV tiểu học là “có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm”. Để đảm bảo quyền lợi của GV và đáp ứng lộ trình nâng chuẩn trình độ GV, dự thảo cho phép các GV chưa đạt chuẩn trình độ được nhà trường, các cơ quan quản lý GD tạo điều kiện để học tập, đào tạo bồi dưỡng theo quy định.

HS có th hc vưt lp trong phm vi cp hc

Kế thừa quy định trong điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật GD 2019, dự thảo thông tư mới cho phép HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ HS có đơn đề nghị với nhà trường. Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và ban đại diện cha mẹ HS của trường; GV dạy lớp HS đang học, GV dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.

Về “Nhiệm vụ của HS”, ngoài những nội dung được giữ nguyên trong điều lệ hiện hành, dự thảo có bổ sung nhiệm vụ mới, là HS phải “biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của GV”. Các em cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh nhiệm vụ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Đây là yêu cầu quan trọng, là “đích đến” của việc thực hiện chương trình GDPT mới.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)