Hội nhậpGiáo dục phát triển

Kiểm định chất lượng đào tạo để người trẻ tin tưởng chọn học nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Kim đnh cht lưng đào to ngh và cp chng nhn có giá tr giúp sinh viên thun tin kiếm vic làm sau khi ra trưng là mt trong nhng gii pháp giúp giáo dc ngh nghip thân thin hơn vi ngưi hc, ngưi hc mn mà hơn vi vic hc ngh.

ThS. Lê Hồng Việt

Điều này cũng giúp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tạo sự tin tưởng, thu hút người học, từ đó gia tăng hiệu quả tuyển sinh. ThS. Lê Hồng Việt (Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược và Công nghệ Sài Gòn) đã có những góp ý để hoạt động đào tạo nghề ngày càng gần gũi với người học hơn.

Nhiu lý do khiến hc sinh còn chưa “mn” hc ngh

+ Đào to ngh đã có nhng đóng góp quan trng trong vic cung cp ngun nhân lc cho xã hi. T hc ngh, thi gian qua, mt s cá nhân đã có s bt phá trên hành trình phát trin ngh nghip ca mình. Thế nhưng lý do gì khiến h đào to này đến nay vn chưa thc s thu hút mnh m ngưi hc?

ThS. Lê Hng Vit: Một số rào cản đối với tuyển sinh và đào tạo nghề trước tiên phải kể đến nhận thức về giáo dục nghề nghiệp. Một số người vẫn còn chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, cho rằng chỉ có học ĐH mới mang lại cơ hội việc làm tốt. Điều này dẫn đến tuyển sinh vào các trường nghề còn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, nhìn nhận một cách thực tế và khách quan thì một số cơ sở đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, dẫn đến việc sinh viên ra trường không có đủ kỹ năng cần thiết. Điều này làm giảm niềm tin của các em và phụ huynh vào chương trình đào tạo nghề. Có cơ sở đào tạo nghề chưa liên kết chặt chẽ được nhiều đầu mối doanh nghiệp, người học vì thế cũng ít cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế.

Trong khi đó, các hình thức đào tạo trực tuyến và các khóa học ngắn hạn ngày càng phổ biến, tạo ra sự cạnh tranh với các chương trình đào tạo nghề truyền thống. Rồi một số trường nghề thiếu nguồn lực tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Một nguyên do khác nữa là học sinh và phụ huynh thường thiếu thông tin về các ngành nghề, cơ hội việc làm và lộ trình phát triển nghề nghiệp. Từ đó có thể đem đến quyết định chưa chuẩn xác trong việc chọn ngành học.

+ Không phi ph biến nhưng thi gian qua cũng có mt s bn tr đã qua ĐH vn quay li hc ngh. Vi thc tin tham gia đào to ngh nhiu năm qua, ông có th d đoán nguyên nhân và cách đ các bn tr có đnh hưng ngh nghip rõ ràng hơn, tránh vic phi đi đưng vòng?

– Thiếu thông tin định hướng nghề nghiệp là nguyên nhân có thể thấy rõ đầu tiên đối với việc đã qua ĐH vẫn quay lại học nghề. Trong đó, có những em khi đặt bút lựa chọn đã không được tiếp cận đa chiều và cặn kẽ thông tin về các ngành nghề, cơ hội việc làm, yêu cầu của thị trường lao động… Các em còn có thể chọn ngành học dựa trên xu hướng hoặc áp lực từ gia đình, bạn bè mà không thực sự hiểu rõ về nó.

Thứ hai, trong quá trình học, sở thích của sinh viên có thể thay đổi hoặc các em nhận ra ngành học không phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân. Đồng thời, thị trường lao động cũng thay đổi nhanh chóng, theo đó một số ngành học có thể trở nên kém hấp dẫn. Cũng có trường hợp cảm thấy áp lực phải có bằng ĐH nhưng sau khi ra trường, họ nhận ra thực tế công việc không giống như tưởng tượng. Và cũng có một số sinh viên tốt nghiệp ĐH nhưng không có đủ kỹ năng thực tiễn cần thiết cho công việc, phải tìm kiếm các khóa học nghề để trang bị thêm kỹ năng.

Để giúp các bạn trẻ có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn và tránh việc phải đi đường vòng, công tác phân luồng hướng nghiệp cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Trong đó, cần có chương trình giáo dục hướng nghiệp từ sớm, bắt đầu từ cấp THCS, giúp học sinh hiểu rõ về các ngành nghề, kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm. Mời các chuyên gia, cựu sinh viên và những người làm trong các ngành nghề khác nhau đến chia sẻ kinh nghiệm thực tế, giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn khi lựa chọn nghề nghiệp. Tạo cơ hội cho người học được học, làm việc bán thời gian hoặc tham gia các chương trình trải nghiệm nghề nghiệp để hiểu rõ hơn về thực tế công việc…

Kim đnh, đi mi đ giáo dc ngh nghip tăng sc hút

+ Đ ngưi hc thy ý nghĩa ca vic hc ngh mà mong mun theo đui ch không min cưng la chn sau phương án xét ĐH, theo ông cn có nhng đi mi gì?

– Để nâng cao hiệu quả tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, tôi xin mạn phép gợi ý một số nội dung. Trong đó, cần tăng cường thông tin và truyền thông hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp. Sử dụng các kênh dễ tiếp cận như mạng xã hội giới thiệu về ngành nghề, cơ hội việc làm và lợi ích của việc học nghề.

Đặc biệt, cần đổi mới phương thức tuyển sinh, thay vì chỉ dựa vào điểm thi và kết quả học tập, có thể áp dụng các cách như kiểm tra kỹ năng hoặc đánh giá qua các dự án thực tế để chọn ra những người học phù hợp. Chẳng hạn, có những học sinh ngay từ lớp 7, lớp 8 đã biết sử dụng máy tính để thiết kế, vẽ đồ họa… thông qua tự học trên internet. Các em thu được những kỹ năng từ hoạt động này và có thể lấy đó làm cơ sở cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp, tuyển sinh.

“Đ giúp các bn tr có đnh hưng ngh nghip rõ ràng hơn và tránh vic phi đi đưng vòng, công tác phân lung hưng nghip cn đưc thc hin mt cách hiu qu hơn. Trong đó, cn có chương trình giáo dc hưng nghip t sm, bt đu t cp THCS, giúp hc sinh hiu rõ v các ngành ngh, k năng cn thiết và cơ hi vic làm”, ThS. Lê Hng Vit.

Cùng với đó, cơ sở đào tạo nghề cần cập nhật chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu thực tế; chú trọng đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề để sinh viên có thể tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động. Trao học bổng, hỗ trợ tài chính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để khuyến khích các em theo học những chương trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp nguyện vọng. Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để học sinh có cái nhìn thực tế về nghề nghiệp mà các em quan tâm.

Đặc biệt, kiểm định chất lượng đào tạo nghề và cấp chứng nhận có giá trị giúp sinh viên thuận tiện tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà còn tạo sự thu hút với người học, từ đó tăng cường hiệu quả tuyển sinh.

+ Trân trng cm ơn ông!

Thc Trân

Bình luận (0)