Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Lá đỏ đề thơ trao duyên thắm

Tạp Chí Giáo Dục

Như chúng ta đã biết, trong ngôn ng, rt nhiu t ng qua thi gian đã tr thành “t ng”. Nhưng cho đến thi đi ca giy, ri phim, màn hình… “lá” vn nghim nhiên tn ti trong ngôn ng mang tính văn hóa dân tc rt cao, như “lá thư”, “lá đơn”… Vi sc sng mãnh lit y, hn nó phi xut phát t mt duyên c sâu sc t đi sng con ngưi…

Tác giả bên phòng trưng bày nghệ thuật sắp đặt những chiếc lá khô tại Tranh thêu XQ – Đà Lạt sử quán 

Lá thm ch hng

Tiền thân của giấy (dùng trong việc ghi chép) hẳn người ta chỉ có thể viết trên đất, cát, rồi sau đó trên lá cây, mai rùa, da động vật, hoặc chạm khắc trên thanh tre, ván gỗ, đồ gốm, đá, đồng… tùy theo nền văn minh từng thời kỳ, rồi sau đó tất nhiên là giấy.

Trước thời đại của giấy, có lẽ chỉ có lá cây là phương tiện dùng để ghi chép phổ biến nhất. Phổ biến vì lá là vật sẵn có khắp nơi, không sao dùng hết. Lá gọn nhẹ, dễ cất giữ, lại rất tiện lợi trong việc chuyển gửi. Chính vì thế mà đã hàng nghìn năm nay, ngôn ngữ vẫn còn chữ “lá” trong “lá thư”, “lá sớ”, “lá đơn”… mặc dù chúng được viết trên giấy, trên vải hay trên một vật liệu khác. Như chúng ta đã biết, trong ngôn ngữ, rất nhiều từ ngữ qua thời gian đã trở thành “tử ngữ”, nhưng cho đến thời đại của giấy, rồi phim, màn hình… “lá” vẫn nghiễm nhiên tồn tại mang tính văn hóa dân tộc rất cao. Với sức sống mãnh liệt ấy, hẳn nó phải xuất phát từ một duyên cớ sâu sắc từ đời sống con người.

Tình yêu nam nữ và hôn nhân là những giá trị nhân bản vĩnh cửu, hết sức đời thường và cũng hết sức thiêng liêng. Bởi vậy, dấu ấn về tình yêu và hôn nhân in rất sâu vào tâm thức con người. Điều cực kỳ lý thú là đã có không ít mu chuyện về tình yêu và hôn nhân ngày xưa đã gắn liền với “chiếc lá”.

Chính “chiếc lá” là tác nhân, là cầu nối để đôi nam nữ trao thân gửi phận, chung sống suốt đời. Chuyện kể:

Danh sĩ Hầu Đế Đô, nhân đứng trên lầu chuông tại chùa Đại Từ, tình cờ nhặt được một chiếc lá trước mặt, trên đó có bài thơ, sau khi xem đem cất. Sau, Đế Đô cưới nàng Lâm Thị. Thấy chiếc lá, Lâm Thị nhận ra là của mình trước kia!

Đời Đường, Phượng Nhi là con gái nuôi của Phụng Ân Vương, thường đề thơ trên lá đỏ, thả xuống dòng nước từ cung trôi ra. Giả Toàn Thư vớt được. Quan Kim Ngô biết việc, tâu lên. Vua cho Giả Toàn Thư làm Kim Ngô (lính ở kinh thành lo việc tuần du ban đêm), và gả Phượng Nhi cho.

Cũng đời Đường, Lư Ốc trên đường đi ứng thí ở Trường An, ngẫu nhiên vớt được một chiếc lá đỏ từ cung trôi ra, trên lá có viết bài thơ 4 câu. Đọc xong đem cất vào tráp. Đến khi vua thải cung nữ, cho về lấy chồng, Lư Ốc lấy được một người. Sau rõ ra chính nàng là cung nhân đề thơ trên chiếc lá ấy. Nàng nói: “Lúc bấy giờ thiếp đề thơ ngẫu nhĩ, không ngờ chính chàng đã bắt được!”.

Không ít mẩu chuyện về tình yêu và hôn nhân ngày xưa đã gắn liền với “chiếc lá”. Ảnh: IT

Lại đời Đường, ở thâm cung lẻ bóng, cung nữ Hàn Thúy Tân (cũng gọi Hàn Thi hay Hàn Thị) buồn bực, bèn nhặt lá đỏ đề thơ, thả xuống ngòi nước từ cung trôi ra ngoài. Thơ rằng:

c chy sao mà vi?

Cung su c bui chiu nhàn,

Ân cn khuyên lá thm,

Đi quách ti nhân gian.

Vu Hựu, nhân rảo bước trong vườn cảnh, tình cờ vớt được lá ấy, đọc xong đem cất đi và không thể quên làm thơ hỏi lại:

Đã nghe lá thm đ thơ oán,

Trên lá đ thơ đnh gi ai?

Và cũng thả lá xuống dòng bích câu ấy. Hàn Thúy Tần lại vớt được. Sau vua Đường thải cung nữ, Hàn Thúy Tần là một trong những người được ra ấy, lấy chồng. Thật hay, chồng nàng lại chính là Vu Hựu. Ngày cưới họ đưa ra những chiếc lá ấy và bảo nhau làm lễ tạ người mai mối. Hàn Thúy Tần bèn làm một bài thơ tạ ơn:

Mt đôi thi cú theo dòng nưc.

i my xuân thu nh dy đy,

Mng by ngày nay loan sánh phng,

Cũng nh lá thm khéo làm mai.

Các văn sĩ sau này hay dựa vào những điển tích ấy để nói về nhân duyên chồng vợ với những từ: “lá đỏ”, “lá hồng” (Gớm nơi ngôi bảng duềnh khơi, Lá hồng bỗng đến chi nơi nổi chìm – Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện); “lá thắm chỉ hồng” (Dù khi lá thắm chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha – Nguyễn Du); thơ đề trên lá đỏ (do chữ “hồng diệp đề thi”); “thơ lá đỏ” (Thực nhân tình thơ bài lá đỏ, Mạc sầu kia hầu tỏ cùng ai – Hoàng Sĩ Khải), “bài thơ trên lá” …

Như vậy, xưa, khi chưa có bột giấy hoặc kỹ nghệ làm giấy chưa phát triển, trai gái thường đề thơ trên lá đỏ (hồng diệp) để bày tỏ tâm sự với nhau. Từ đó, có lệ những bức thư tình thắm thiết, người ta thường viết trên giấy màu hồng, và gọi là “lá thơ” (thư)” chứ không gọi những thư ấy là “giấy thơ” như các loại giấy tờ khác. Tiếng “lá” trong cách nói “lá thư” chính là dấu ấn ghi nhận sự tồn tại hàng nghìn năm của bao nhiêu “mối tình qua những chiếc lá”. Điều đó đã được đại chúng hóa trong ngôn ngữ đến ngày nay.

Lá vàng mùa thu – triết lý nhân sinh

Thời gian cứ trôi đi và hiện hình trên từng chiếc lá. Có lẽ hình ảnh chiếc lá vàng gắn chặt với mùa thu từ khi con người biết nhận thức về thời gian và thiên nhiên, vũ trụ. Chợt nhớ, thi nhân Lưu Trọng Lư đã nghe tiếng lá vàng khô trong khu rừng: “Em không nghe mùa thu/ Lá khô rơi xào xạc/ Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp lên lá vàng khô”. Hay Xuân Diệu đang ngắm nhìn một chiếc lá dần tàn phai: “Hơn một loài hoa đã rụng cành/ Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”. Sự xâm lấn của sắc đỏ đối với màu xanh và cuối quá trình đó màu vàng xuất hiện khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của thời gian.

Dòng thời gian trôi chảy được biểu thị bằng một chiếc lá bay, rất nhanh nhưng cũng kịp để nhận diện. Rất lặng lẽ, nhanh chóng trong khoảnh khắc, đó là thời gian đang trôi đi dù vạn vật có kịp chuẩn bị gì hay không để theo đuổi cùng nó.

Thật vậy, trong thi ca, hình ảnh chiếc lá được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, mang nhiều triết lý nhân sinh. Có lúc chiếc lá được xem như là hình ảnh của sự sinh sôi nảy nở. Chiếc lá xanh biểu thị sức sống tràn đầy, mùa màng tốt tươi, cảnh vật yên bình. Có khi nó được xem như là sự tàn úa, tàn phai, cái chết. Đôi khi, nó đọng lại như một dấu hiệu của thời gian trong vũ trụ tuần hoàn. Chiếc lá đơn sơ, giản dị còn mang niềm hy vọng, khát khao của sự sống như tác phẩm vượt thời gian của O. Henry “Chiếc lá cuối cùng”. Phép màu trong “Chiếc lá cuối cùng” chính là sự hóa thân của tình yêu thương đồng loại, từ trái tim của người làm nghệ thuật thực thụ. Bởi lẽ, nghệ thuật không cần là “ánh trăng lừa dối”, không nên xa rời thực tế mà chỉ nên và phải nên bắt nguồn từ tình yêu thương con người, giúp họ vượt qua nghịch cảnh cũng như tìm lại chính mình.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)