Thứ bảy, 27/4/2024, 11h50

Lớp học đặc biệt với… tác giả sách giáo khoa

Các lp hc đc bit dành riêng cho giáo viên vi… các tác gi sách giáo khoa (SGK) ln đu đưc Trưng THPT Hùng Vương (qun 5) t chc đã giúp thy cô tháo g đưc nhng khó khăn b môn, đc bit là có đnh hưng điu chnh v phương pháp ging dy, kim tra đánh giá trong năm hc ti sao cho tim cn nht vi cu trúc đnh dng đ thi tt nghip THPT t năm 2025.


TS. Nguyn Thành Anh trao đi vi giáo viên T toán, Trưng THPT Hùng Vương v k thi tt nghip THPT theo Chương trình GDPT 2018

Khi Bộ GD-ĐT ban hành “đầu ra” của Chương trình GDPT 2018 buộc các trường THPT phải có sự chủ động định hướng điều chỉnh về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá.

Bàn tròn “mt đi mt”

Lớp học với TS. Nguyễn Thành Anh - đồng chủ biên SGK Toán lớp 12, Chân trời sáng tạo của tổ bộ môn toán, Trường THPT Hùng Vương diễn ra khá sôi nổi. Trong một buổi sáng, thầy cô được tác giả sách chia sẻ về tinh thần của SGK, cách thức triển khai, đặc biệt là làm rõ về cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ở môn toán…

Lần đầu tiên được “mặt đối mặt” với tác giả SGK, thầy Huỳnh Tấn Đạt - giáo viên toán, Trường THPT Hùng Vương thẳng thắn nêu băn khoăn: Định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có 3 dạng toán: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn. Thế nhưng trong SGK thì chỉ có 2 dạng câu hỏi là trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn. Còn dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai thì chưa có.

“Để học sinh có thể tiếp cận được với cấu trúc định dạng của đề thi thì trong năm học tới buộc giáo viên phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, thêm dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho thầy cô. Cạnh đó, các bài toán thực tế cũng là đang khiến giáo viên gặp nhiều lúng túng khi phải tự biên soạn…”.

Ở lớp học với… PGS.TS Nguyễn Thành Thi - Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 12, bộ Chân trời sáng tạo cũng đã giúp tổ bộ môn ngữ văn Trường THPT Hùng Vương hiểu đúng và trúng hơn về đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá trong năm học tới sao cho phù hợp với định hướng “đầu ra” của Chương trình GDPT 2018.

Cô Hoàng Thị Ngọc Hà - giáo viên ngữ văn, Trường THPT Hùng Vương đánh giá, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 khá phù hợp và bám sát Chương trình GDPT 2018 bậc THPT, đòi hỏi thầy cô phải tiếp tục đổi mới phương pháp để học sinh chủ động tìm kiếm kiến thức, phát huy phẩm chất, năng lực…

“Trước giờ giáo viên thường gặp áp lực phải làm kỹ một văn bản nào đó trong SGK đến học sinh. Được trực tiếp trao đổi với chủ biên SGK giúp giáo viên tháo gỡ những băn khoăn này, đứng lớp nhẹ nhàng hơn, chú trọng trang bị cho học sinh kỹ năng, kiến thức của dạng thể loại…” - cô Hà chia sẻ.

Tổ chức các lớp học đặc biệt dành cho giáo viên với các tác giả SGK được xem là nỗ lực của Trường THPT Hùng Vương nhằm chuẩn bị tốt nhất cho lứa học sinh đầu tiên “chinh chiến” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới.

Với sự chủ động này, cô Lý Thị Mỹ Lệ - Phó Hiệu trưởng nhà trường hy vọng không chỉ giúp giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thầy cô ở bộ môn sau 2 năm đứng lớp mà còn giúp thầy cô có định hướng thay đổi về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá từ năm học tới sao cho tiệm cận nhất với cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Khi được định hướng từ tác giả sách sẽ giúp thầy cô an tâm, có thêm những nguồn tài nguyên, tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ việc đổi mới giảng dạy.

“Sau 2 năm thực hiện Chương trình GDPT 2018, thầy cô đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá song đâu đó về hình thức kiểm tra vẫn còn ít nhiều theo kiểu cũ. Do vậy, để có thể giúp học sinh sớm làm quen được với cấu trúc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thì đòi hỏi thầy cô phải đổi mới hơn nữa về cách thức, hình thức kiểm tra đánh giá…”.

“G” nhng băn khoăn

Theo TS. Nguyễn Thành Anh, điểm đổi mới trong dạng thức đề thi tốt nghiệp THPT môn toán từ năm 2025 đó là gồm 3 dạng thức câu hỏi: trắc nghiệm nhiều lựa chọn; trắc nghiệm trả lời ngắn và trắc nghiệm đúng sai. Với mỗi dạng có mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng… Các hoạt động trong SGK cũng đã được biên soạn để hướng tới mục tiêu được đưa ra trong kỳ thi.

Ông thừa nhận, SGK toán ở cả 3 khối 10, 11, 12 theo Chương trình GDPT 2018 về cơ bản chưa có dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng, sai. Song theo ông, thầy cô không cần quá lo lắng. Quan trọng nhất là học sinh nắm các kiến thức cơ bản, có khả năng nhận biết, hiểu các khái niệm, vận dụng các khái niệm vào giải quyết vấn đề. Mô tuýp của dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai trong đề thi tốt nghiệp sẽ tập trung chính vào phần thông hiểu, có một ít nhận biết, vận dụng.

Trước những băn khoăn của giáo viên về các bài toán thực tế, TS. Anh cho rằng thường thì thầy cô sẽ gặp khó khi phải tự biên soạn các bài toán thực tế để giảng dạy. Bởi khi biên soạn sẽ phải chọn ngữ liệu, bối cảnh thực tế có liên quan đến nội dung toán giảng dạy, số liệu phải tính toán phù hợp… điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thế nhưng nếu thầy cô sưu tầm, tham khảo thì sẽ trong tầm tay.


L
n đu đưc “mt đi mt” vi tác gi SGK, thy Hunh Tn Đt thng thn chia s nhng băn khoăn

“Sau 2 năm dạy học theo Chương trình GDPT 2018, ở môn toán, giáo viên đã có nhiều sự chủ động thế nhưng còn băn khoăn là thời lượng eo hẹp khó có thể truyền tải hết kiến thức bài học đến học sinh. Không nhất thiết ở trên lớp thầy cô phải dạy cho bằng hết kiến thức trong SGK, thay vào đó giáo viên cần chú trọng trang bị đến học sinh các phần kiến thức trọng tâm, cơ bản, để học sinh tự học, tự nghiên cứu thêm” - ông nói thêm.

Tác giả này khuyên thầy cô, khi đã có “đầu ra” của Chương trình GDPT 2018 nên tiếp tục nghiên cứu chương trình, nắm vững yêu cầu cần đạt, nghiên cứu SGK để nắm tinh thần của bộ sách, phương án tổ chức dạy học tổ chức cho học sinh học thông qua hoạt động; nghiên cứu về định hướng về thi tốt nghiệp… Trong đó, với từng yêu cầu, giáo viên cần nắm được các điểm trọng yếu để đưa vào giảng dạy.

PGS.TS Trần Thị Mai - tác giả SGK Lịch sử lớp 12, bộ Chân trời sáng tạo chia sẻ, với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp theo hướng đánh giá năng lực thì vẫn là mới mẻ với thầy cô, sẽ không tránh khỏi những băn khoăn. Do vậy, khi trao đổi trực tiếp với giáo viên, các tác giả gợi ý đến thầy cô các mẫu, câu hỏi, bài đọc giúp thầy cô khi triển khai dạy vừa bám sát được chương trình, vừa giải quyết được việc có những câu hỏi, bài tập bám sát vào cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà bộ đưa ra…

Bà nhấn mạnh, đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát vào khung chương trình GDPT môn lịch sử, không hề lấy ngữ liệu từ một bộ SGK nào để làm căn cứ, cơ sở xây dựng đề thi. Ngữ liệu đề thi sẽ đáp ứng được đúng yêu cầu cần đạt của chương trình theo sách chủ đề, sách chuyên đề. Điều quan trọng là thầy cô cần giúp học sinh nắm được kiến thức cốt lõi thông qua các hoạt động, biết cách vận dụng, xử lý vấn đề.

“Mỗi nhà trường cần chủ động hỗ trợ tổ bộ môn nắm thật sát khung chương trình, biết cách vận dụng ngữ liệu trong SGK triển khai nội dung chương trình. Để thầy cô kết hợp việc tổ chức dạy học với việc sẽ tổ chức đánh giá học sinh như thế nào để tiệm cận với cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, giúp các em làm quen với kỳ thi theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” - PGS.TS Mai khuyên.

Giang Quân