Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tái dương tính với SARS-CoV-2, không đáng lo ngại

Tạp Chí Giáo Dục

T ngày 16-4 đến sáng 12-5 (26 ngày), Vit Nam không ghi nhn ca mc mi virus SARS-CoV-2 (gây bnh Covid-19). Tuy nhiên nhiu trưng hp tái dương tính sau khi điu tr khi đã khiến ngưi dân có chút hoang mang. Ti TP.HCM nói riêng, trong 53 trưng hp đưc công b điu tr khi và xut vin đã ghi nhn 10 trưng hp tái dương tính tr li. Song theo các chuyên gia y tế thì các trưng hp tái dương tính tr li không đáng lo ngi…

Bnh nhân tái dương tính vi SARS-CoV-2 đưc tiếp nhn, điu tr như ca bnh mi ti BV dã chiến C Chi (nh minh ha)

Khi bnh 30 ngày vn tái dương tính tr li

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 27-4, lần đầu tiên TP.HCM ghi nhận 2 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Đây là hai ca bệnh liên quan đến ổ dịch quán bar Buddha (Q.2). Cả 2 trường hợp đều tái dương tính sau 7 và 9 ngày xuất viện. Những ngày sau đó, nhiều trường hợp tái dương tính được tiếp tục ghi nhận. Đến nay đã có 10/53 trường hợp điều trị khỏi được phát hiện tái dương tính trở lại, đặc biệt có 7 trường hợp liên quan đến ổ dịch ở quán bar Buddha. Các trường hợp phát hiện tái dương tính từ 5-30 ngày sau khi được công bố khỏi bệnh.

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, tất cả các trường hợp tái dương tính trở lại trên địa bàn đều không có triệu chứng bệnh và không ghi nhận lây lan cho người khác. Ngay sau khi phát hiện, các bệnh nhân đều đã được kịp thời cách ly điều trị tại BV dã chiến Củ Chi. Đối với các trường hợp này, quá trình tiếp nhận, cách ly điều trị được áp dụng như bệnh nhân mới, số lần xét nghiệm cũng được tăng cường thực hiện mỗi ngày bằng kỹ thuật RT-PCR.

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia y tế, tình trạng tái dương tính của các bệnh nhân mắc Covid-19 được báo cáo tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Điển hình, ngày 12-5, Trung Quốc đã công bố có gần 12.000 trường hợp tái dương tính trở lại với SARS-CoV-2 sau khi được điều trị khỏi. Tại Việt Nam, số ca mắc và tái dương tính trở lại ở mức thấp và được đánh giá không đáng lo ngại bởi các trường hợp không xuất hiện triệu chứng bệnh, không gây lây nhiễm trong cộng đồng, do đó người dân không nên quá hoang mang, lo lắng.

Nhiu gi thuyết đưc đt ra

Trước tình trạng tái dương tính của các trường hợp người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, TS.BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới (BV Chợ Rẫy) đã đưa ra các giả thuyết. Giả thuyết đầu tiên là khả năng tái phát (hay tái nhiễm). BS Hùng lý giải, hiện nay thế giới chưa có thuốc diệt virus đặc hiệu, do vậy việc số lượng virus bị giảm đi và biến mất trong cơ thể người bệnh là do vai trò của kháng thể. Khi khỏi bệnh cũng có nghĩa là kháng thể do cơ thể người bệnh tạo ra đã đủ để tiêu diệt virus. Thông thường kháng thể được tạo ra sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh một khoảng thời gian nào đó, kháng thể này giúp tiêu diệt nốt số virus còn “vương vãi” trong một số tế bào và làm cho những virus còn sót lại này không thể phát triển mạnh cũng như đảm bảo nếu có một số virus mới xâm nhập do người khỏi bệnh lại tiếp xúc với nguồn lây cũng không thể “tái nhiễm”. Tuy nhiên, trong thực tế có một số virus đột biến qua các vòng phát triển, những virus đột biến này có thể trốn thoát được kháng thể để tồn tại và phát triển thành bệnh ở những người đã khỏi bệnh, dẫn tới các trường hợp tái nhiễm.

Giả thuyết thứ hai là bệnh nhân tái dương tính do “xác virus” trong cơ thể. Theo đó, khi kháng thể được cơ thể sản sinh ra, phần lớn virus trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt và đào thải ra ngoài. Song xác của các virus đã bị tiêu diệt còn nằm “vương vãi” đâu đó trong cơ thể và dần được “thu gom” trong thời gian hồi phục. Theo đó việc xét nghiệm RT-PCR vẫn cho kết quả là dương tính với virus.

BS Hùng nhấn mạnh: “Các giả thuyết chỉ là giả thuyết. Để biết chính xác về bản chất vấn đề tái dương tính, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ về bản chất của SARS-CoV-2. Trước mắt, chúng ta vẫn phải cách ly những người tái dương tính, lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR mỗi ngày. Nếu mẫu bệnh phẩm nào có kết quả dương tính thì sẽ được đưa vào cấy trong môi trường thuận lợi cho virus mọc. Bên cạnh đó, các xét nghiệm kháng thể trung hòa cũng được tiến hành song song để xác định khả năng tiêu diệt/bất hoạt virus của kháng thể. Chỉ mong rằng không có bất cứ virus nào mọc lên trong tất cả các mẫu cấy để chúng ta yên tâm rằng đó chỉ là “xác của virus”…”.

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)