Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tránh “vỡ mộng” khi vào trường THPT

Tạp Chí Giáo Dục

Vic không tìm hiu k môi trưng hc tp ti trưng THPT khi đt nguyn vng lp 10 đã khiến không ít hc sinh “v mng” sau khi đu tuyn sinh lp 10 vào trưng.

Học sinh lớp 9, Trường THCS Minh Đức (quận 1) tìm hiểu về môi trường THPT trong hoạt động tư vấn tuyển sinh 10

“V mng” vì không tìm đưc nhóm môn hc phù hp

Thích nghệ thuật, có dự định chọn âm nhạc là môn học sau khi trúng tuyển lớp 10 vào một trường THPT tại quận 3. Tuy nhiên, sau khi trúng tuyển vào trường trong năm học 2024-2025, Tú Oanh lại không thể chọn được nhóm môn học theo sở thích, nguyện vọng vì nhà trường không tổ chức giảng dạy nhóm môn nghệ thuật.

“Gác lại những dự định ban đầu, em đành chọn nhóm môn học liên quan đến khoa học xã hội. Việc không được học các môn học theo đúng sở thích và định hướng nghề nghiệp khiến em gặp nhiều khó khăn trong học tập” – Tú Oanh kể.

Tú Oanh thừa nhận, “vỡ mộng” này xuất phát từ chính bản thân đã thiếu tìm hiểu kỹ càng về môi trường THPT khi đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10. Khi đó, điều mà bạn quan tâm nhất về trường chỉ là điểm chuẩn của trường, những yếu tố về cách triển khai nhóm môn học lựa chọn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 đã không được quan tâm đúng mức.

“Em và nhiều bạn bè, khi đăng ký nguyện vọng chỉ xét về điểm chuẩn của trường. Thậm chí luôn cho rằng trường có điểm chuẩn càng cao thì môi trường học tập càng tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình mới thì việc chỉ quan tâm đến điểm chuẩn của trường thôi là chưa đủ, có thể khiến bản thân rơi vào thế bị động sau khi đậu lớp 10” – Tú Oanh kể.

Dù đã qua 3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, song câu chuyện “vỡ mộng” sau khi đậu tuyển sinh vào lớp 10 như của Tú Oanh không phải hiếm gặp.

Cô Phạm Thúy Ái – Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia (quận 11) cho hay, thực tế sau 3 năm Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở bậc THPT nhưng nhiều học sinh sau khi trúng tuyển vào lớp 10 từ sự háo hức ban đầu đã lại chuyển thành những tâm tư, nhiều em “vỡ mộng” vì môi trường học tập không như bản thân kỳ vọng. Sự tâm tư từ việc không được học đúng nhóm môn học lựa chọn mình yêu thích cho đến môi trường học tập không phù hợp.

“Trong các chương trình tư vấn tuyển sinh vào lớp 10 cho phụ huynh học sinh lớp 9 hàng năm, nhà trường đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của môi trường học tập ở bậc THPT khi đăng ký nguyện vọng. Qua từng năm, phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm hơn về tác động của chương trình mới đối với việc chọn nguyện vọng. Tuy nhiên, đa phần phụ huynh học sinh vẫn chỉ chú trọng vào yếu tố điểm chuẩn của trường THPT. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn, bị động khi học tập ở môi trường THPT” – cô Thúy Ái kể.

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 1 cho biết, dù đã qua 3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018 song đầu mỗi năm học, khi tư vấn cho phụ huynh học sinh lớp 10 chọn nhóm môn học lựa chọn nhà trường vẫn gặp không ít khó khăn. Nhiều học sinh không xác định được năng lực thực sự của bản thân để chọn nhóm môn học lựa chọn. Trong khi đó, một bộ phận học sinh lại đòi hỏi những môn học mà nhà trường không tổ chức.

Hiệu trưởng này cho biết, trong quá trình tư vấn tuyển sinh, nhà trường đã công khai các thông tin tuyển sinh của trường, từ nhóm môn học lựa chọn, môi trường học tập, nét riêng biệt đặc thù của trường để phụ huynh học sinh tham khảo khi đăng ký nguyện vọng. Tuy vậy, thực tế là nhiều phụ huynh học sinh mới chỉ quan tâm đến điểm chuẩn trúng tuyển vào trường trong quá trình đăng ký nguyện vọng chứ chưa tìm hiểu, nghiên cứu thêm thông tin về môi trường giáo dục của trường. Do đó, không ít học sinh lúng túng khi chọn nhóm môn học lựa chọn sau khi trúng tuyển hoặc mong muốn chọn học môn học mà nhà trường không tổ chức…

“Tâm lý đậu rồi mới tính tiếp dẫn đến tình trạng một số em chỉ học giữa chừng là xin chuyển đổi môn học lựa chọn hoặc xin chuyển trường, ảnh hưởng đến việc học của chính các em cũng như việc tổ chức của nhà trường…” – hiệu trưởng này nói.

Làm sao đ tránh “v mng”?

Từ thực tế tuyển sinh của trường trong nhiều năm nay, hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Thủ Đức cho biết, dù ngành giáo dục rất tích cực trong việc tuyên truyền phụ huynh học sinh khối 9 chọn trường THPT phải tính đến khoảng cách từ nhà đến trường, tuy nhiên đối với trường ở nguyện vọng 3 thì tình trạng này vẫn còn diễn ra phổ biến, với tâm lý đây là nguyện vọng “lót”, nguyện vọng “bao đậu”.

Vị hiệu trưởng này phân tích: “Việc chọn trường THPT để làm nguyện vọng “lót” là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em “vỡ mộng” khi trúng tuyển vào trường. Bởi lẽ khi đặt làm nguyện vọng “lót”, nguyện vọng “bao đậu” thì phụ huynh học sinh chỉ quan tâm chủ yếu đến điểm chuẩn của trường, làm sao đảm bảo rằng con chắc chắn sẽ đậu tuyển sinh với điểm chuẩn đó. Khi đậu vào trường, phụ huynh học sinh mới bắt đầu tìm hiểu về trường. Rồi việc trường tổ chức môn học lựa chọn hoặc môi trường học tập của trường như kỳ vọng, hình dung của phụ huynh học sinh mới dẫn đến vỡ mộng, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chính các em”.

Do đó, hiệu trưởng này nhấn mạnh, để tránh vỡ mộng sau khi đậu tuyển sinh 10 thì trước hết từ quá trình đăng ký nguyện vọng tuyển sinh, phụ huynh học sinh khối 9 cần thực sự trách nhiệm tìm hiểu về môi trường giáo dục của trường THPT đặt làm nguyện vọng, bao gồm điểm chuẩn, cách thức trường thực hiện Chương trình GDPT 2018 với các môn học lựa chọn và chương trình nhà trường. Đặc biệt, không nên có tâm lý đặt nguyện vọng “lót” mà với mỗi nguyện vọng cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn.

Cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) cho biết, năm nay nhà trường đẩy mạnh việc thông tin về môi trường học tập ở trường THPT đến phụ huynh học sinh khối 9, với mong muốn phụ huynh học sinh cuối cấp sẽ có cái nhìn bao quát, toàn diện nhất về môi trường THPT tác động đến việc chọn nguyện vọng tuyển sinh lớp 10.

Bên cạnh phối hợp tổ chức các chương trình tư vấn, nhà trường còn đặt hàng riêng từng trường THPT mà học sinh nhà trường thường có xu hướng đặt nguyện vọng đến chia sẻ cho phụ huynh học sinh về mô hình đặc thù của trường…

“Rõ ràng với Chương trình GDPT 2018 thì mỗi trường THPT lại có cách thức triển khai với những đặc thù khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo rằng chọn được trường THPT phù hợp, để không vỡ mộng, không ngộp với những thông tin của trường sau khi trúng tuyển thì phụ huynh học sinh cần phải tìm hiểu kỹ về môi trường giáo dục của các trường có mong muốn đặt làm nguyện vọng. Từ đó mới có sự chủ động khi bước vào học tập…” – cô Trang khuyên.

Khương Yến

Bình luận (0)