Thứ bảy, 4/11/2023, 12h59

“Kết nối yêu thương” giúp bạn trẻ tìm được một nửa của mình

Áp lc cuc sng, tài chính, không mun ràng buc, quan nim v hôn nhân không theo kiu truyn thng… là nhng nguyên nhân khiến nhiu bn tr ngày nay ngi lp gia đình. Đ các bn có th m lòng, đón nhn tình yêu đích thc, Cung Văn hóa Lao đng TP.HCM đã thc hin chương trình “Kết ni yêu thương” to cơ hi cho các bn có th tìm đưc mt na ca mình.


Chuyên gia tâm lý Tiêu Minh Sơn chia s v chuyên đ “C yêu đi” giúp bn tr hiu v hôn nhân

Nên m lòng đ đón nhn tình yêu

Ngày nay, nhiều bạn trẻ thích xu hướng tự do, không muốn ràng buộc với gia đình, con cái nên không muốn lập gia đình. Chuyên gia tâm lý Tiêu Minh Sơn (giảng viên Trường ĐH Văn Lang) cho biết, theo thống kê, giai đoạn từ 2009 đến 2018 nhiều thanh niên đã lựa chọn cách sống với nhau mà không đăng ký kết hôn. Nhóm thanh niên này thuộc tầng lớp công nhân, sinh viên. Nhiều người không tìm được người phù hợp và do hoàn cảnh gia đình. Số khác thích cuộc sống tự do hoặc sợ, ám ảnh trước những đổ vỡ, tổn thương trong đời sống hôn nhân mà họ trải nghiệm, chứng kiến hoặc biết đến những thông tin tiêu cực.

Chuyên gia tâm lý Tiêu Minh Sơn cho rằng, người trẻ sợ kết hôn do bị ám ảnh bởi những câu chuyện gia đình tan vỡ, đánh ghen, ngoại tình… được chia sẻ nhan nhản trên mạng xã hội mỗi ngày. Ám ảnh về sự tan vỡ, ly dị cũng là một trong những lý do dẫn đến tư tưởng sợ kết hôn. “Chúng ta hãy mở lòng và hãy yêu đi vì hôn nhân là tự do, không ràng buộc. Ai cũng có quyền lựa chọn kết hôn hoặc không, quan trọng là cảm nhận hạnh phúc của mỗi người”, chuyên gia tâm lý Tiêu Minh Sơn nói.

Làm sao để bạn trẻ thoát khỏi nỗi sợ kết hôn? Chuyên gia tâm lý Tiêu Minh Sơn cho biết, nếu có suy nghĩ tiêu cực các bạn trẻ có thể nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên khoa, nhà tâm lý, giáo dục, xã hội học… Việc này giúp các bạn được khơi dậy tinh thần, chấp nhận cả điểm tốt lẫn hạn chế tất nhiên trong đời sống hôn nhân mà bất cứ ai cũng có thể trải qua. Ngoài ra, các bạn nên hạn chế nghe, nhìn và để bản thân không chìm ngập trong các hoàn cảnh, câu chuyện tiêu cực về hôn nhân - gia đình từ đó cảm nhận được khía cạnh tươi sáng của những câu chuyện hôn nhân.


Các bn tr tham gia chương trình “Kết ni yêu thương” đ tìm mt na ca mình

Ngoài ra, người trẻ có thể học, rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm, câu chuyện của ông bà, cha mẹ. Tiếp thu các kỹ năng, phương thức gìn giữ mối quan hệ từ các lời khuyên, chỉ dẫn của chuyên gia, nhà nghiên cứu qua sách vở, báo chí, truyền thông hoặc các khóa học “tiền hôn nhân”. Bản thân mình cần sẵn sàng và đặt mình ở tâm thế sẵn sàng cả về tư tưởng, tài chính, lẫn sự trưởng thành trong nhận thức, tư duy cá nhân, hợp tác và các phẩm chất của một người chồng, vợ cần có.

Se duyên cho bn tr

Để các bạn trẻ có sân chơi để giao lưu và có thể tìm được một nửa đích thực của mình, Cung Văn hóa Lao động TP.HCM đã thực hiện chương trình “Kết nối yêu thương”. Tại đây, các bạn trẻ được thưởng thức chương trình nghệ thuật, nghe chuyên đề về hôn nhân và kết nối yêu thương qua 3 giai đoạn: Ấn tượng đầu tiên; Hành trình tìm hiểu; Khi tình yêu lên tiếng.

Là người tham gia chương trình, anh Trần Thanh Tuấn (32 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) chia sẻ: “Tôi làm nhân viên kỹ thuật của một công ty công nghệ. Thời gian qua gia đình hối thúc tôi lấy vợ để xây dựng hạnh phúc nhưng chưa tìm được người phù hợp. Tôi đến với chương trình “Kết nối yêu thương” với hy vọng sẽ tìm được một nửa mà mình mong muốn”.

Còn chị Trần Thu Tâm (32 tuổi, ngụ Đồng Nai) thổ lộ: “Không riêng gì tôi mà nhóm bạn của tôi cũng khá sợ yêu và tiến đến hôn nhân. Chính vì vậy mà thời gian qua dù có người tìm hiểu nhưng tôi vẫn chần chừ vì sợ tan vỡ. Đó là điều mà tôi suy nghĩ nhưng mỗi khi về thăm gia đình, gặp người thân, họ hàng ai cũng hỏi “khi nào lấy chồng? Lấy chồng mau lên kẻo ế…” khiến tôi cũng khá áp lực. Qua lời khuyên từ những người xung quanh hôm nay tôi mới mạnh dạn để đi tìm tình yêu. Tôi không chắc là chương trình “Kết nối yêu thương” có giúp tôi tìm được một nửa hay không nhưng tôi cũng muốn tham gia để tìm hiểu”.

Dẫn hai người con (1 trai, 1 gái) tham gia chương trình, cô Thảo (đến từ Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: “Hai con nay đã lớn, tôi cũng muốn con yên bề gia thất nhưng chưa tìm được người phù hợp. Tôi mong qua chương trình này hai con của tôi sẽ tìm được một nửa của đời mình”.

Theo Tng cc Thng kê, đ tui kết hôn trung bình ca ngưi Vit đã tăng liên tc trong nhng thp k qua. T mc 24,4 tui năm 1989 lên 27,9 vào năm 2020. Mt s thành ph trong đó có TP.HCM, đ tui kết hôn trung bình ca nam gii đã xp x 30. Chuyn kết hôn vi nam gii ti Vit Nam li càng khó khăn hơn do tình trng mt cân bng gii tính khi sinh. Vi tư tưng vn còn tn ti “Nht nam viết hu, thp n viết vô” thì d kiến, chúng ta s có 1,5 triu nam gii b dư tha do không có đôi vào năm 2034 và ti năm 2050, s có ti hơn 4 triu nam gii phi đi din nguy cơ không ly đưc v.

Theo ban tổ chức, chương trình “Kết nối yêu thương” dự kiến tổ chức 3 tháng 1 lần. Đối tượng tham gia chương trình có độ tuổi từ 25 đến 35, hiện đang độc thân. Ông Phạm Hữu Phước Huy (Phó Giám đốc Cung Văn hóa Lao động TP.HCM) cho biết, chương trình tạo môi trường sinh hoạt văn hóa cho đoàn viên, lao động trẻ. Thông qua chương trình “Kết nối yêu thương” tạo điều kiện cho các bạn có điều kiện giao lưu, kết bạn và tìm được một nửa yêu thương.

Theo Tổng cục Thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình của người Việt đã tăng liên tục trong những thập kỷ qua. Từ mốc 24,4 tuổi năm 1989 lên 27,9 vào năm 2020. Một số thành phố trong đó có TP.HCM, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới đã xấp xỉ 30. Chuyện kết hôn với nam giới tại Việt Nam lại càng khó khăn hơn do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Với tư tưởng vẫn còn tồn tại “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” thì dự kiến, chúng ta sẽ có 1,5 triệu nam giới bị dư thừa do không có đôi vào năm 2034 và tới năm 2050, sẽ có tới hơn 4 triệu nam giới phải đối diện nguy cơ không lấy được vợ.

Giang Trinh