Thứ sáu, 19/4/2024, 14h27

Lớp học hạnh phúc của hai bà giáo nghỉ hưu

Ngh hưu nhưng không ngng dy, tròn 5 năm qua, hai ch em rut cô giáo Đào Th Nhung (SN 1956) và Đào Th Tuyết (SN 1955) phưng Bình Hiên (qun Hi Châu, TP.Đà Nng) lng thm vi công vic dy min phí cho hc trò nghèo. Lp hc đưc hình thành và duy trì bi tm lòng nhân ái luôn rn rã tiếng cưi như tên gi “Lp hc hnh phúc”.


Cô Đào Th Nhung hưng dn hc trò hc bài trong Lp hc hnh phúc

Dy cho trò nghèo cái ch

15 giờ 30 chiều thứ năm, cánh cổng nhà cô Nhung bật mở, 16 em học sinh đủ mọi lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 9 lần lượt mang cặp sách đến học bài. Đợi trò ngồi vào lớp học ngay ngắn, cô Nhung bắt đầu hỏi thăm tình hình học tập của các em ở trường, ưu tiên hướng dẫn các em nhỏ làm bài tập trước, sau đó đến các em lớp lớn. Trước mỗi bài tập, cô dừng lại giảng thật lâu, thật kỹ. Không khí lớp học diễn ra rất nghiêm túc. Thi thoảng một cánh tay đưa lên, ra hiệu có thắc mắc cần cô giáo giải đáp.

Hoàn thành bài tập làm văn do giáo viên ở trường yêu cầu, Vũ Trọng Khang bắt đầu với những đề bài ôn tập do chính cô Nhung sưu tập. Khang là học sinh đầu tiên tham gia lớp học cô Nhung từ ngày đầu tiên. “Hồi đó em mới lên lớp 2. Năm nay em học lớp 7 rồi. Tuần nào em cũng đến cô Nhung để học. Cô dạy cho em cách làm bài văn, cách trả lời các câu hỏi rất kỹ và dễ hiểu. Nhờ đó, các bài kiểm tra trên lớp em đều hoàn thành tốt. Tuy ở đây khác với các lớp học thêm khác nhưng em rất thích vì bất cứ thắc mắc nào cô Nhung đều giúp em hiểu đề bài và tìm cách giải quyết dễ dàng”.

Cô Nhung chia sẻ: “Ngày nghỉ hưu, tôi tham gia nhiều hoạt động ở tổ dân phố, rồi hoạt động phụ nữ, công tác mặt trận, kế hoạch hóa gia đình… Chính những ngày này, tôi biết được tuy ở quận trung tâm thành phố nhưng phường Bình Hiên có rất nhiều gia đình làm nghề lao động chân tay, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Kéo theo đó, có nhiều đứa trẻ chịu thiệt thòi. Năm 2019, tôi quyết định mở Lớp học hạnh phúc để giúp đỡ các em”.


Cui gi hc, cô Đào Th Tuyết chăm sóc và dy k năng sng cho các em

Lớp học ban đầu chỉ có vài em. Đến nay sĩ số lên tới 16 em học sinh. Lớp học mở cửa đều đặn mỗi tuần 2 buổi vào chiều thứ năm và chủ nhật. Cả cô Nhung và cô Tuyết đều là giáo viên ngữ văn THCS nên các em học sinh tiểu học được hướng dẫn học hai môn toán và tiếng Việt, còn học sinh THCS chủ yếu học môn ngữ văn. “Để bắt nhịp với chương trình GDPT mới, sách giáo khoa mới, chúng tôi phải tự tìm tòi nghiên cứu sách giáo khoa, đọc thêm các tư liệu để nắm bắt kiến thức trước khi giảng dạy cho các em. Trước mỗi kỳ thi ở trường, ngoài việc hướng dẫn các em hoàn thành các bài ôn tập thì tôi cũng sưu tập thêm cấu trúc các câu hỏi đề bài để các em rèn luyện thêm. Học sinh ở đây đến từ nhiều trường khác nhau nên việc giúp các em ôn tập rất vất vả. Cứ thế, 5 năm qua, cô học trước, trò học sau. Kiên trì và bằng phương pháp giảng kỹ lưỡng giúp các em nắm bài từng bước một, ghi nhớ sâu và lâu nên kết quả học tập ở trường của các em có nhiều tiến bộ”, cô Nhung kể.

Giúp các em rèn k năng

Gii thích v tên gi ca lp hc, cô Nhung bo: “Chúng tôi mun các em mi ngày đến lp đu vui v và hnh phúc.  đây, các em không ch đưc hc ch mà còn đưc hưng dn các k năng, nghe điu hay l phi đ t đó có đng lc và n lc hưng đến tương lai tươi sáng. Khi các em vui và đt nhng kết qu tt thì chính chúng tôi cũng hnh phúc. Hnh phúc chính là s s chia”.

Cô Nhung kể, những ngày đầu mới tập hợp lớp, để giữ được trật tự là điều rất vất vả. Bằng tình yêu thương và dạy bảo nhẹ nhàng, dần dần các em trở nên ngoan hơn. Gần 70 tuổi, cô Tuyết mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng hôm nào cô cũng cố gắng dành thời gian để chia sẻ với các em học trò. Cô Tuyết nói: “Muốn các em chia sẻ thì trước hết mình phải lắng nghe. Dần dần các em cởi mở và chia sẻ câu chuyện ở trường, ở nhà… Nhận thấy điều gì chưa đúng, tôi và cô Nhung đều giải thích cho các cháu và bảo ban các cháu về cách ứng xử phù hợp. Từ đó tạo nên cái nếp cho các cháu. Khó khăn gì các cháu cũng tìm đến chúng tôi để xin lời khuyên”.

Cuối buổi học, cô Nhung và cô Tuyết còn dành thời gian dạy thêm cho các em về các kỹ năng sống, đôi khi còn tập cả văn nghệ để giúp các em luyện tập chuẩn bị cho các buổi diễn văn nghệ ở trường. Sự cách biệt thế hệ giữa cô trò dường như được lấp đầy bởi tình yêu thương và tiếng cười vui vẻ. Cô Tuyết còn chăm các em từ cách buộc lại mái tóc, cắt móng tay hay nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Vào mỗi dịp lễ, Tết, nhất là Tết thiếu nhi, Trung thu… hai cô đều trích một phần từ tiền lương của mình để tổ chức cho các em có một ngày lễ trọn vẹn. Đầu năm học mới, mỗi học trò được nhận hai bộ đồng phục đến trường. “Trong số 16 em theo học ở lớp đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo. Để các em bớt thiệt thòi và cũng là cách động viên các em đến trường thì từ tháng 7, tôi dắt các em đến tiệm may đo. Năm nào mỗi em cũng có 2 bộ áo quần đúng như quy định của nhà trường. Ngoài ra, hai chị em còn tặng sách giáo khoa, vở và dụng cụ học tập, cặp sách đầy đủ. Mỗi học kỳ nếu đạt điểm tốt, tôi đều có phần thưởng xứng đáng để khuyến khích việc học”, cô Nhung cho biết.

Ngoài ra, mỗi tháng hai ngày, hai chị em cô Nhung cũng tổ chức nấu 200 suất cơm chay tặng các gia đình nghèo trong tổ dân phố nơi mình sinh sống. Trong đó, ưu tiên cho gia đình của 16 em học sinh của Lớp học hạnh phúc.

Phan Vĩnh Yên