Thứ sáu, 8/3/2024, 12h15

Mùa săn lộc biển

Nhng ngày đu năm mi 2024, ngư dân dc bin bãi ngang các tnh min Trung như Đà Nng, Tha Thiên - Huế, Qung Tr… bt đu cho nhng chuyến vươn khơi săn “lc bin”. Năm mi vi hy vng nhng chuyến tàu tr v đy p cá tôm.


Các lc lưng chc năng tng c T quc cho ngư dân Đà Nng nhân chuyến “m bin” đu năm mi

Trúng đm mùa cá cơm

Bình minh chớm hồng trên mặt biển một ngày đầu năm 2024, những con tàu lần lượt cập bến cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) sau thời gian ngắn vươn khơi đánh bắt trên ngư trường gần bờ. Ngư dân Nguyễn Thạnh nhanh tay bê những rổ cá chuyền lên cảng để nhập cho thương lái, vui vẻ cho biết: “Tàu tôi và bạn thuyền đánh ở ngư trường Cồn Cỏ hai hôm nay. Thời gian ngắn nhưng cũng bắt được vài tấn cá cơm trắng. Chúng tôi chủ trương vào bờ sớm để bà con được mua cá tươi ngon. Chuyến biển đầu năm như thế được coi là thắng lợi, ai nấy đều vui vẻ vì có thu nhập”.

Ngư dân Nguyễn Lụt chia sẻ: “Năm nay, thời tiết tháng giêng thuận lợi, nắng ấm nên biển được mùa. Niềm vui này không riêng của các chủ tàu mà còn của nhiều bạn thuyền như chúng tôi vì có thêm thu nhập. Chuyến vươn khơi đầu năm đánh bắt cá cơm trắng cũng không phải mất nhiều thời gian, không kéo dài hàng tuần, tháng như việc vươn khơi xa nên bạn thuyền cũng đỡ vất vả hơn”. Ngư trường đánh bắt cá cơm trắng của ngư dân Quảng Trị chủ yếu tập trung ở Cồn Cỏ, cách bờ 20 đến 30 hải lý. Nhiều tàu thuyền sau hơn 1 ngày đánh bắt đã có thể thu về 5, 7 tấn cá cơm trắng. Mỗi cân cá tươi có giá khoảng 15 ngàn đồng. Trừ chi phí chuyến đi, nhiều ngư dân đã có nguồn thu nhập khấm khá ngay những ngày đầu năm.

Được mùa cá, thời tiết nắng ấm, nhiều lò hấp sấy cá trên địa bàn thị trấn Cửa Việt hoạt động tối đa công suất để sản xuất cá khô bán ra thị trường. Vụ cá cơm thông thường sẽ kéo dài từ tháng giêng đến cuối tháng ba âm lịch hàng năm. Niềm vui hiện rõ trên gương mặt những ngư dân một nắng hai sương lênh đênh trên biển cả. Được mùa đã mang đến cho họ nhiều niềm hy vọng về cuộc sống ổn định buổi giêng hai giáp hạt và con cái được đến trường đầy đủ hơn.

Xut quân “m bin”

Sáng sớm ngày 22-2, tại Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) các ngư dân phường Nại Hiên Đông phấn khởi chuẩn bị thực phẩm và các nguyên vật liệu thiết yếu cho những chuyến vươn khơi “mở biển” đầu năm mới Giáp Thìn. Các chiến sĩ Đồn biên phòng Sơn Trà cũng đã phối hợp với chính quyền phường Nại Hiên Đông tổ chức trao tặng 150 cờ Tổ quốc và những phần quà “lì xì” đầu năm mới cho các ngư dân. “Chương trình nhằm phát động thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tạo thêm động lực cho ngư dân vươn khơi bám biển để mưu sinh và góp phần bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, lãnh đạo phường Nại Hiên Đông nói.

Vui vẻ thay lá cờ mới trên nóc tàu cá của mình, ngư dân Nguyễn Văn Xuân cho biết: “Tàu tôi đánh bắt xa bờ, mỗi chuyến đi nhanh nhất cũng mất nửa tháng ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Giữa biển cả mênh mông, mỗi lần nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc tàu, thấy lòng mình rất hãnh diện. Tổ quốc luôn bên mình, chỉ cần như thế là đã có thêm động lực để mưu sinh trên biển rồi”.

Thống kê sơ bộ, phường Nại Hiên Đông có hơn 240 phương tiện đánh bắt xa bờ. Bình quân, hàng năm thu về khoảng hơn 1.000 tấn hải sản các loại. Đây là địa phương có số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ lớn nhất TP.Đà Nẵng. Công tác đánh bắt hải sản trên biển được ngư dân thực hiện nghiêm túc, chống khai thác bất hợp pháp, hướng tới cùng ngư dân cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU vào giữa năm 2024.


Ngư dân Qung Tr phn khi vì đưc mùa cá cơm trng

Dọc miền biển bãi ngang tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngư dân cũng đồng loạt xuất quân “mở biển”. Ông Đào Quang Hưng - Chủ tịch UBND phường Thuận An (TP.Huế) cho biết, phường là địa phương có số lượng tàu đánh bắt hải sản trên biển lớn so với các địa phương khác trong tỉnh. Toàn phường có 370 tàu thuyền, trong đó có 170 tàu đánh bắt xa bờ ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Lễ xuất quân đầu năm là lễ thường xuyên được tổ chức, đây không chỉ là lễ ra quân đánh bắt vụ cá Nam trong năm mà còn tạo không khí phấn khởi để ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ ngư trường và biển đảo của Tổ quốc.

Vi ngư dân min bin bãi ngang min Trung, chuyến vươn khơi đu năm luôn mang nhiu ý nghĩa tt đp. Nhng chuyến tàu trc ch phía Đông, hưng v các ngư trưng Hoàng Sa, Trưng Sa và nhiu ngư trưng khác dc dài bin đo quê hương luôn mang theo khát vng ca mi ngưi dân v mt năm mưa thun, gió hòa, mt năm vi nhiu chuyến bin đưc mùa, nhng chuyến tàu cp cng đp cá, tôm, đ nhng chuyến bin tr v đp tiếng cưi, rn rã nim vui và mt cuc sng m no!

Ngư dân Trần Thành có thâm niên hàng chục năm đánh bắt hải sản xa bờ cho biết: “Vài năm trước, tôi và gia đình đã đầu tư đóng mới tàu lớn với công suất 400CV. Từ ngày có tàu mới, việc vươn khơi đánh bắt hải sản thuận lợi hơn nhiều. Năm nay thời tiết ủng hộ, tôi hy vọng chuyến vươn khơi đầu năm sẽ mang về nguồn thu lớn cho gia đình. Bao giờ cũng vậy, chuyến biển đầu năm luôn mang đến cho ngư dân chúng tôi nhiều hy vọng. Mấy ngày qua, nhiều nơi dọc biển bãi ngang các tỉnh miền Trung, bà con ngư dân đều trúng đậm. Với kinh nghiệm đi biển lâu năm, biết nhìn luồng cá, tôi tin là tàu của mình sẽ thu được nhiều cá tôm như các bạn ngư khác”.

Được biết, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 680 tàu cá, trong đó có đến 440 tàu cá loại lớn (mỗi tàu có chiều dài hơn 15 mét). Năm 2024, ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu khai thác đạt 42.000 thủy hải sản.

Phan Vĩnh Yên