Thứ sáu, 22/3/2024, 15h37

Những gia đình cùng chung chí hướng: Nhà có 5 kỹ sư

Ông Nguyn Danh Ti (sinh năm 1945) và bà Trn Thng (sinh năm 1953) vn là k sư cu đưng nên ba ngưi con ca ông đu ni nghip b m, tr thành k sư và đt hc v tiến sĩ, có v trí trong xã hi. Đc bit, ông bà cùng ba ngưi con đu đng vào hàng ngũ ca Đng.


Ông Nguyn Danh Ti và bà Trn Th Hưng trong dp Tết Nguyên đán 2024

Nhắc đến gia đình ông bà, người dân ở cư xá Văn Thánh, quận Bình Thạnh, TP.HCM đều rất ngưỡng mộ.

Ba tiến sĩ thành danh

Ông tự hào cho biết: “Bây giờ, nhìn các con thành đạt có vị trí trong xã hội như ngày hôm nay, mọi sự khổ cực của chúng tôi trước đây đều đã tan biến hết. Chúng tôi thật sự hạnh phúc khi nhìn thấy các con biết tận tâm với công việc, đóng góp cho xã hội, cho đất nước bằng chính sức lao động của mình…”.

Ông sinh ra ở Nghệ An trong một gia đình làm nghề nông rất nghèo, một buổi đi học, một buổi về nhà ra đồng mò cua bắt ốc bán hoặc đi làm muối để giúp ba mẹ tăng thêm thu nhập. Cực khổ là thế nhưng ông rất chăm học. Tốt nghiệp ngành kỹ sư cầu đường của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, ông xung phong lên làm cầu trên những tuyến đường Trường Sơn. Thời gian này, bà cũng đang công tác ở đó. Hai kỹ sư, hai đảng viên, hai người đồng hương gặp nhau, cảm thông cuộc sống, hoàn cảnh và yêu nhau. Mãi đến sau ngày giải phóng, ông bà về lại quê nhà mới tổ chức lễ cưới.


TS. Danh Thng cùng ba m

Cuộc sống của đôi vợ chồng son thời điểm này cực kỳ khó khăn, ngoài công việc làm cầu đường, ông bà còn phải đi đập đá mướn kiếm thêm tiền. Những người con của ông bà đều ra đời trong sự thiếu thốn, khó khăn nhưng đều học rất giỏi, ngoan ngoãn, hiếu thảo, hòa thuận.

Cô con gái đầu của ông bà, chị Nguyễn Thị Diễm Hiền (sinh năm 1976), là đảng viên khi còn là sinh viên Khoa Cơ khí Trường Đại học Bách khoa. Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, chị trở thành giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, đã lấy bằng tiến sĩ. Noi gương của chị, anh Nguyễn Danh Thảo (sinh năm 1978) hoàn tất xuất sắc luận văn tốt nghiệp Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa TP.HCM cũng được trường giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật xây dựng. Anh nhận bằng thạc sĩ năm 23 tuổi, đồng thời vinh dự được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng. Năm 2007, anh lấy bằng tiến sĩ tại Nhật.

Cậu con trai út Nguyễn Danh Thắng (sinh năm 1980) cũng không kém cạnh gì anh chị của mình. Suốt 12 năm liền, anh Thắng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, đậu vào 3 trường đại học: Bách khoa, Kinh tế, Luật, anh Thắng chọn học Khoa Xây dựng Đại học Bách khoa cũng với ước muốn đơn giản là nối nghiệp ba mẹ. Thời còn khoác trên người chiếc áo sinh viên của Trường Đại học Bách khoa, anh là một gương mặt rất nổi bật, liên tục là sinh viên tiêu biểu của Đại học Quốc gia TP.HCM. Chàng sinh viên ấy luôn là đội trưởng xuất sắc nhiều năm liền của chiến dịch “Mùa hè xanh”, danh hiệu “Sinh viên ba tốt”, “Thanh niên tiên tiến” cấp thành, danh hiệu “Sao tháng giêng” của Trung ương Đoàn…


TS. Dim Hin cùng ba

Tại mặt trận Mùa hè xanh ở Bến Tre tháng 8-2003, anh Thắng đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi bước vào tuổi 23. Luận văn tốt nghiệp “Thiết kế cầu dây văng” của anh Thắng đạt số điểm tuyệt đối, được Khoa Xây dựng giữ lại làm giảng viên. Sau khi lấy được bằng tiến sĩ tại Nhật, anh Thắng đem tất cả những kiến thức mà mình học tập, tích lũy ở nước ngoài về phục vụ lại cho quê hương, đất nước, cụ thể là công việc giảng dạy của mình tại Đại học Bách khoa.

Luôn là tm gương sáng cho con

Cho đến bây giờ, tình yêu của ông dành cho bà vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Trong cách nói chuyện, sinh hoạt, họ vẫn còn rất tình tứ và gọi nhau bằng những danh xưng anh, em rất ngọt ngào.

Là một gia đình giàu truyền thống đạo lý, ông bà luôn là tấm gương sáng cho các con trong cách sống, cách cư xử với bà con lối xóm. Là cán bộ hưu trí nhưng ông bà vẫn luôn nhiệt tình hưởng ứng chủ trương khuyến học, khuyến tài của Đảng và Nhà nước, vận động đồng hương và bạn bè thành lập quỹ khuyến học giúp cho con em nghèo học giỏi tỉnh Nghệ An. Ông cho biết: “Chính nghề nghiệp cầu đường đã giúp chúng tôi đến với nhau, nó cũng là minh chứng cho tình yêu, lòng tin và sự chung thủy của chúng tôi gần 50 năm qua. Chưa bao giờ chúng tôi lớn tiếng với nhau, thỉnh thoảng có bất đồng đôi chút về cách giải quyết công việc nhưng rồi cả hai cũng tự giải quyết ổn thỏa. Chúng tôi không có quyền làm tổn thương tình yêu của mình cũng như sự yêu thương, quý trọng của con cái”.


TS. Danh Thng (trái) và TS. Danh Tho

Suốt bao nhiêu năm qua, dù có bận rộn thế nào, bà vẫn dành thời gian chuẩn bị cho ông và các con những bữa cơm thật tươm tất. Các con bận nhiều công việc, cũng lo cho sức khỏe của cha mẹ nên muốn thuê người làm để đỡ tay đỡ chân nhưng ông bà kiên quyết không đồng ý, họ muốn được tự chăm sóc cho nhau và cũng không quen có người lạ trong nhà. Ông bà dành một khoảng không gian trước nhà để chơi kiểng, chiều chiều cùng nhau ra vườn kiểng bắt sâu, tưới nước và đó cũng là một thú vui giúp cho họ giữ được năng lượng trong mình.

Hiện, ba người con của ông bà đều đã lập gia đình, bận rộn với công việc riêng nên chỉ có tối thứ bảy mỗi tuần, mọi người mới có mặt đầy đủ để ăn bữa cơm đầm ấm. Đó cũng là thời gian cả nhà kể cho nhau nghe niềm vui, nỗi buồn, kể cả những vướng mắc của công việc để cùng nhau tháo gỡ.

Hoa Thư