Thứ sáu, 5/4/2024, 11h05

Học sinh sợ bị bắt nạt, kiểm tra miệng, mách lỗi phụ huynh…

Cùng vi vic s b bt nt, kim tra ming, mách li vi ph huynh, hc sinh khi đến trưng vn còn nhng ni s có v rt l như: S chào c, s hc nhóm, s đi tham quan, s thưng xuyên mc đng phc, thm chí s thy cô nói li quá… hoa m.


GS.TS Hunh Văn Sơn (Hiu trưng Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) phát biu ti hi tho

Ngày 29-3, hội thảo khoa học “Chúng ta cùng thay đổi để học sinh hạnh phúc” được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phối hợp Sở GD-ĐT Bạc Liêu tổ chức. Tại đây, TS. Nguyễn Thị Xuân Yến (giảng viên cao cấp, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) trong tham luận đã đề cập đến những nỗi lo sợ của học sinh đối với việc học ở trường.

S thy cô nói li quá… hoa m

Ở tham luận, TS. Nguyễn Thị Xuân Yến cho biết, nhóm chuyên gia của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã khảo sát 440 học sinh THCS, THPT trong đó chủ yếu là các trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh có nhiều nỗi lo sợ khi đến trường. Kiểm tra miệng là một trong những nỗi lo sợ điển hình của học sinh khi có đến gần 11% học sinh ở mức độ “đặc biệt lo sợ” và 42% học sinh “thỉnh thoảng lo sợ”. Trong khi đó, con số học sinh không lo sợ chỉ 7,5%. Đặc biệt, học sinh còn lo sợ bị bắt nạt, điều này cho thấy vấn đề bạo lực học đường cần được nhà trường đặc biệt quan tâm.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát còn cho thấy, nhiều học sinh chưa thật sự tin tưởng, chia sẻ với giáo viên khi có tới gần 42% học sinh lo sợ thầy cô mách cha mẹ những việc làm sai ở trường (cho cả 3 mức độ “đặc biệt lo sợ”, “rất lo sợ” và “thỉnh thoảng lo sợ”). Cùng với gần 30% học sinh lo sợ thầy cô đọc bảng điểm trước lớp cho thấy cần đổi mới kiểm tra đánh giá, từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô.

Gần 52% học sinh không sợ nhà vệ sinh cho thấy nhà vệ sinh đã được các trường đầu tư; tuy nhiên vẫn còn 8,4% học sinh “đặc biệt lo sợ” nên vấn đề này cần được tiếp tục quan tâm. Tín hiệu vui cho thấy hoạt động sinh hoạt lớp đã có nhiều cải thiện, thay đổi đáng kể khi có tới hơn 68% học sinh không lo sợ hoạt động này. Đáng nói, học sinh vẫn còn có những nỗi sợ có vẻ rất lạ như: Sợ chào cờ, sợ học nhóm, sợ đi tham quan, sợ thường xuyên mặc đồng phục, sợ thầy cô nói lời quá hoa mỹ…

TS. Yến cũng nêu những mong mỏi của học sinh trong việc “giải tỏa” nỗi sợ khi đi học; trong đó, có nhiều mong mỏi rất đáng suy ngẫm. Cụ thể như: Gia đình đặt ít kỳ vọng và ít áp lực hơn; thầy cô không gây áp lực cho học sinh bằng điểm số và cần dừng tình trạng “đì” học sinh; giám thị không đột ngột xử phạt học sinh khi chưa nghe giải thích; tránh tổ chức các hoạt động vui chơi ngày chủ nhật; giáo viên vào lớp luôn giữ tâm lý tốt với học sinh, không vì những chuyện bên lề làm ảnh hưởng tiết học; đặc biệt, giáo viên không nên áp đặt học sinh đi học thêm ngoài giờ. Có em cũng mong muốn nhà trường thoải mái hơn đối với việc mặc đồng phục; cho phép nữ sinh được tô nhẹ son để tự tin hơn khi đến trường…

Từ đây, TS. Yến đặt vấn đề giáo viên cần thay đổi theo hướng chuẩn mực trong tác phong, giao tiếp, ứng xử, trong hoạt động dạy học; năng động, linh hoạt để thích ứng, phù hợp bối cảnh mới. Giáo viên cũng cần không ngừng sáng tạo để đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh, xã hội và nêu gương, lan tỏa những giá trị tốt đẹp để xây dựng trường học hạnh phúc.

Cùng thay đi đ hc sinh hnh phúc

Hội thảo lần này đã chia sẻ kiến thức, kỹ năng nhằm nhận diện được những khó khăn của học sinh đến trường, từ đó xác định và thực hiện những biện pháp cụ thể để hỗ trợ các em. Đặc biệt, hội thảo đã chuyển tải kiến thức, kinh nghiệm trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc; tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động, góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên đối với việc xây dựng trường học hạnh phúc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng cũng như các địa bàn khác.

Cụ thể hơn, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã cùng thảo luận về những vấn đề cấp thiết trong xây dựng trường học hạnh phúc giai đoạn hiện nay như: Xây dựng bộ tiêu chí xác định trường học hạnh phúc tại tỉnh Bạc Liêu; biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên tỉnh này để phát triển cảm nhận hạnh phúc; xây dựng kênh tư vấn, hỗ trợ và truyền thông trong quá trình xây dựng trường học hạnh phúc tại tỉnh Bạc Liêu.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho hay: “Từ những thành tựu của việc xây dựng trường học hạnh phúc tại tỉnh Bạc Liêu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tiếp tục nghiên cứu, tư vấn để đảm bảo hoạt động này đạt hiệu quả như mong đợi. Hành trình này không chỉ là việc chia sẻ kinh nghiệm mà còn chuyển giao kết quả nghiên cứu và nhất là lan tỏa các mô hình thành công để đảm bảo tính khoa học, khả thi và tính thực tiễn”…

Về định hướng xây dựng trường học hạnh phúc, theo ông Sơn, có 3 yếu tố: Yêu thương, an toàn, tôn trọng. Ông Sơn nhấn mạnh đến sự gắn kết, giao lưu và quan tâm nhau cũng như tôn trọng sự đa dạng, khác biệt trong trường học... Đồng thời, cải tiến hệ thống theo quan điểm phục vụ người học và các bên liên quan; tôn trọng người học, động viên khích lệ thay vì đánh giá, phê bình; làm chủ chương trình và không gây áp lực kiến thức; bài giảng phải tạo cảm xúc; tăng cường thực tế, trải nghiệm, tư vấn cho học sinh.

Xây dựng môi trường theo nghĩa đơn giản nhất để học sinh, thầy cô cảm thấy hạnh phúc; duy trì bầu không khí tâm lý tích cực và kỷ luật tích cực; phát triển kỹ năng xây dựng hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc cho từng cá nhân… cũng là những nội dung được Hiệu trưởng Huỳnh Văn Sơn tiếp tục nhấn mạnh.

Mê Tâm