Thứ năm, 4/4/2024, 15h23

Nhất thiết thay đổi cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn

ThS. Nguyn Bo Khôi (ging viên Khoa Ng văn, Trưng ĐH Sư phạm TP.HCM) cùng các cng s đ xut B GD-ĐT thay đi cu trúc đ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn sau năm học 2023-2024.


Cu trúc đ thi hc sinh gii quc gia môn ng văn cn thay đi phù hp vi Chương trình giáo dc ph thông 2018 (nh minh ha)

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn những năm gần đây đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Thế nhưng, những đánh giá trái chiều nhiều hơn những nhận xét tích cực trở thành một điều phải suy nghĩ. Sau năm học 2023-2024, đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia tất yếu phải có sự thay đổi tương ứng với việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn ngữ văn.

Đ thi ch nên thiết kế vi 3 mc đ

Khi đánh giá năng lực chuyên biệt của học sinh ở môn ngữ văn thì cần tập trung đánh giá hai năng lực chính là năng lực đọc hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Thông tư 22/2016 của Bộ GD-ĐT quy định thang đo 4 mức độ sử dụng trong thiết kế ma trận đề thi. Tuy vậy, với học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, chúng tôi cho rằng chỉ nên thiết kế đề thi với 3 mức: thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Việc điều chỉnh này phù hợp với định hướng dạy học phân hóa với đối tượng học sinh giỏi.

Với học sinh giỏi môn ngữ văn, tất yếu các em sẽ có nhu cầu, hứng thú và cách học khác với đại trà. Từ đó, trong nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá, giáo viên phải điều chỉnh nội dung kiến thức, nội dung kiểm tra đánh giá để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm và hứng thú của học sinh. Với nhu cầu và năng lực đặc biệt của học sinh, với yêu cầu phân hóa cao trong đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia, việc bỏ mức nhận biết là một việc phải thực hiện.

Từ năm học 2013-2014, đề thi môn ngữ văn đã đổi mới theo định hướng kiểm tra toàn diện, vận dụng cách đánh giá theo năng lực nhằm xác định đúng năng lực tạo lập văn bản và năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh. Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn hiện hành, nội dung kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản chiếm 30% tổng điểm (3/10 điểm). Theo cấu trúc đề minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nội dung kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản chiếm 40% tổng điểm (4/10 điểm). Sự thay đổi mức điểm càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản.

Đối với học sinh giỏi môn ngữ văn, một khi đã được trang bị nhiều tri thức công cụ về văn học sử (đặc điểm của văn học dân gian Việt Nam, văn học trung đại Việt Nam, về Thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn, khuynh hướng hiện thực trong văn học Việt Nam, văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam sau 1975 và năm 1986; văn học lãng mạn và văn học hiện đại phương Tây, văn học nước ngoài đương đại) và lý luận văn học (đặc trưng văn học, giá trị văn học và tiếp nhận văn học, nhà văn và quá trình sáng tác văn học, cấu trúc văn bản nghệ thuật, đặc trưng loại thể, mối quan hệ giữa văn học và đời sống đương đại, phương pháp so sánh và liên văn bản) thì việc bổ sung phần đọc hiểu vào đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia rất cần được cân nhắc nghiêm túc.

Cấu trúc cn thay đổi nhằm đáp ứng mục tiêu đánh giá mi

Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia có ít nhiều thay đổi trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008. Sự thay đổi này chủ yếu liên quan đến việc thay đổi số câu trong đề và có/không có sự xuất hiện của nội dung nghị luận xã hội.

Từ năm 2009 đến nay, cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia giữ ổn định với hai câu hỏi: câu nghị luận xã hội (8 điểm) và câu nghị luận văn học thường liên quan đến kiến thức lý luận văn học (12 điểm). Quá trình chuyển biến từ tổ hợp đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi tuyển sinh ĐH cho từng năm học đến đề thi THPT quốc gia và cuối cùng là đề thi tốt nghiệp THPT gồm một số thay đổi về thời gian làm bài, về mức điểm cho từng nội dung đánh giá song cấu trúc hầu như không đổi.

Đối với đề minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, cấu trúc 3 phần (đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học) vẫn được giữ lại. Sự thiếu tương thích giữa đề thi đại trà và đề thi dành cho học sinh giỏi môn ngữ văn đã làm giảm cơ hội đối với những học sinh mong muốn được thử sức ở những kỳ thi chọn học sinh giỏi. Nghiên cứu cấu trúc của đề thi đại trà để bổ sung nội dung quan trọng trong đánh giá năng lực, đồng thời nâng mức phân hóa của đề thi với những yêu cầu phức tạp tương ứng đặt ra vấn đề bên cạnh sự kế thừa thì cần phải đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổi.

Do đó, đề xuất cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia nên có sự thay đổi. Việc bổ sung nội dung đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản sẽ được cụ thể hóa bằng việc cung cấp 1 văn bản/đoạn trích văn bản với 2 câu hỏi thành phần có tổng điểm là 4/20. Bài thi gồm 2 phần đọc và viết, sẽ có ma trận cụ thể như sau: đọc (20% điểm); viết (80% điểm). Trong đó phần viết sẽ gồm 2 yêu cầu: nghị luận xã hội (40% điểm) và nghị luận văn học (40% điểm).

Các yêu cầu cần đạt theo mức nhận biết được tổng hợp từ chính yêu cầu cần đạt được nêu trong từng chuyên đề chuyên sâu của nội dung dạy học môn ngữ văn dành cho lớp chuyên. Không đặt nặng yêu cầu tích hợp theo chủ đề đối với nội dung đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản để dành đất sáng tạo cho người ra đề, song nếu xây dựng đề thi theo một trục chủ đề xuyên suốt cũng là một việc rất đáng khuyến khích vì hiện nay bài học trong sách giáo khoa môn ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được cấu trúc thành một chủ đề tích hợp nội môn. Thực hiện đề thi theo xu hướng gắn với trục chủ đề là một quan điểm đã khởi phát từ năm học 2021-2022, hoàn toàn phù hợp với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ngữ văn sau năm 2018, khẳng định sự cập nhật rất tốt của người ra đề đối với diễn trình thực tế của đời sống và thực trạng dạy học ngữ văn.

Khi mục tiêu dạy học nói chung và dạy học ngữ văn nói riêng hướng tới hình thành và phát triển năng lực thì sẽ dẫn đến yêu cầu tất yếu phải đánh giá theo năng lực. Như đã nói, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn ngữ văn tập trung đánh giá hai năng lực chính là năng lực đọc hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Từ đó, đề thi môn ngữ văn, dù là kiểm tra chất lượng đại trà hay chọn học sinh giỏi quốc gia thì cũng phải thay đổi nhằm đáp ứng mục tiêu đánh giá này. Việc đề xuất và dần hoàn thiện cấu trúc đề thi gợi ý vẫn phải tiếp tục vì việc này không chỉ liên quan đến mục đích phát hiện, bồi dưỡng nhân tài mà còn góp phần tạo nên sự chuyển biến trong cách dạy của giáo viên, nhất là giáo viên tham gia đào tạo học sinh giỏi môn ngữ văn.

Đ Yến (ghi)