Thứ sáu, 19/4/2024, 10h24

Thi tốt nghiệp THPT 2024 môn văn: Tuyệt đối không “bói đề”, đoán đề

Đ minh ha k thi tt nghip THPT năm 2024 môn ng văn mà B GD-ĐT va công b có cu trúc như mi năm, vi 3 phn: đc hiu, ngh lun xã hi và ngh lun văn hc. Đ không quá khó vi hc sinh. Nếu các em đã đưc rèn k năng, nm vng kiến thc thì vic gii quyết đ minh ha là không quá khó khăn.


Cô Nguyn Trn Hnh Nguyên trao đi vi hc sinh trong gi dy ng văn lp 12

Phn đc hiu

Hệ thống câu hỏi giữ nguyên như năm trước, khá phù hợp, học sinh đã được ôn luyện nhiều song phải chú ý trong cách hỏi để có thể đạt trọn vẹn điểm. Câu hỏi trong đề minh họa yêu cầu học sinh chỉ ra biện pháp tu từ nhưng chưa được rõ yêu cầu, do vậy học sinh sẽ băn khoăn là chỉ ra bao nhiêu, có nêu hiệu quả hay không. Vì thế, khi làm bài, các em phải trả lời cho đủ.

Thông thường, học sinh hay mất điểm ở phần vận dụng (câu cuối trong đọc hiểu) do hiểu không hết tầng nghĩa của văn bản để rút ra thông điệp, bài học hoặc có thể do đọc đề không kỹ, bỏ sót từ khóa trong câu hỏi, nên dẫn đến mất điểm.

Về câu vận dụng trong phần đọc hiểu, học sinh cần chú ý các từ khóa trong câu hỏi để trả lời đúng. Khi làm bài, cần dành ra thời gian nhất định để đọc đề, gạch dưới các từ khóa quan trọng để xác định, trả lời câu hỏi ngắn, gọn, đúng, tránh việc lệch hướng, sa đà… Riêng câu số 3, số 4 phần đọc hiểu, các em nên trả lời ngắn gọn viết đoạn ngắn khoảng 3-4 câu văn để phần trả lời mạch lạc, chứ không nên trả lời theo cách gạch đầu hàng hoặc lan man, dài dòng.

Phn ngh lun xã hi

Mọi năm, đề nghị luận xã hội thường sẽ liên quan trực tiếp đến ngữ liệu trong phần đọc hiểu, nhưng năm nay theo đề minh họa thì yêu cầu trong nghị luận xã hội không có ngữ liệu phần đọc hiểu. Dù rằng có mặt ngữ nghĩa thì vẫn có mạch logic, liên kết. Học sinh cần lưu ý điều này.

Yêu cầu viết 200 chữ trong đoạn nghị luận xã hội thì ước chừng khoảng 20-25 câu. Cấu trúc đoạn nghị luận xã hội gồm mở đoạn, thân đoạn phát triển đoạn và kết đoạn. Dẫn chứng nêu ra trong đoạn cần phải thuyết phục, tiêu biểu, nhiều người biết thì sẽ có sức thuyết phục cao hơn.

Khi làm phần nghị luận xã hội, học sinh cần có kỹ năng hiểu biết về đời sống xã hội thì bài viết sẽ thuyết phục hơn. Đặc biệt, các em nên có liên hệ với bản thân. Kỹ năng viết đoạn nghị luận xã hội thì trước hết đoạn đó phải có luận điểm rõ ràng. Học sinh nên viết đoạn theo hình thức diễn dịch hoặc tổng phân hợp để câu chủ đề, luận điểm được đặt ra đầu tiên ngay từ đầu đoạn văn, học sinh sẽ xác định được đúng vấn đề hơn, bài viết chặt chẽ hơn. Tránh việc viết đoạn nghị luận xã hội mà giống như bài nghị luận xã hội, theo cấu trúc bài văn sẽ rất mất thời gian, vượt quá yêu cầu về câu chữ. Do vậy, trong đoạn nghị luận xã hội, học sinh cần xác định được luận điểm, xác định được quan điểm của mình để trình bày một cách rõ ràng theo hướng tích cực.

Với phần nghị luận xã hội, lỗi học sinh thường mắc phải đó là xác định không đúng vấn đề đặt ra khiến đoạn lan man ngay từ đầu. Vấn đề nghị luận xã hội được nêu ra rất rõ ràng trên đề thi, do vậy học sinh cần đọc đề thật kỹ càng, phân tích câu hỏi tìm ra từ khóa chính để trả lời đúng vấn đề nghị luận. Đoạn nghị luận xã hội thì cần có cấu trúc chặt chẽ, có luận điểm, có lý lẽ, bằng chứng cụ thể, nếu không đoạn sẽ lỏng lẻo, thiên về kể chuyện, tự sự, biểu cảm.

Trên thực tế, mọi năm đều có trường hợp học sinh viết đoạn thành bài. Về nguyên tắc, với các bài làm này thì các em đã bị mất nửa số điểm về yêu cầu hình thức, chỉ có thể chấm yêu cầu về nội dung.

Phn ngh lun văn hc

Đề minh họa quen thuộc với những năm trước. Học sinh hoàn toàn có thể làm được nếu nắm vững kiến thức các tác phẩm trong chương trình. Để làm phần này, học sinh tuyệt đối không học vẹt, học tủ, không đoán đề, “bói đề”. Về nguyên tắc, các em cần học hết các tác phẩm trong chương trình lớp 12. Trong từng tác phẩm, các em cần nắm được kỹ năng. Đối với thơ thì cảm nhận, phân tích như thế nào; với truyện thì cảm nhận, phân tích nhân vật hoặc đoạn ra sao… Cái quan trọng là học sinh phải rèn kỹ năng viết như thế nào để có sự mạch lạc. Bởi thường học sinh vướng ở phần kỹ năng để xác định đúng kiểu bài, trọng tâm của đề.

Trong quá trình ôn tập, học sinh có thể ôn tập theo chủ đề, khi ôn theo chủ đề cũng sẽ giúp các em dễ dàng làm được yêu cầu phụ trong đề thi. Ngoài việc hiểu tác phẩm thì các em cần lưu ý phong cách tác giả. Đối với việc trích dẫn chứng cần dẫn trực tiếp từ văn bản, còn lại là dùng lý lẽ để triển khai, phân tích, cảm nhận dẫn chứng. Học sinh có thể sử dụng, trích dẫn dẫn chứng từ bên ngoài, có thể liên hệ với vấn đề trong đề thi song cần có sự tiết chế, chọn lọc, không phải viết nhiều là có nhiều điểm. Số lượng dẫn chứng bên ngoài không được phép nhiều hơn số dẫn chứng trực tiếp của đề. Và không phân tích các dẫn chứng đó sẽ dẫn đến bài viết lan man.

Bài nghị luận văn học gồm 4 phần: mở bài, thân bài, trả lời câu hỏi phụ và kết bài. Với mở bài, học sinh cần xác định, giới thiệu được vấn đề nghị luận mà đề yêu cầu: tác giả, tác phẩm, yêu cầu của đề. Với học sinh giỏi thì phần mở bài có thể liên hệ thêm những câu thơ, văn nổi tiếng để dẫn dắt. Đặc biệt, mở bài phải có trích dẫn văn bản của đề, nếu thiếu là chưa xác định được trọng tâm vấn đề.

Thân bài triển khai vấn đề đề yêu cầu, tránh viết thân bài theo hình thức 1 đoạn mà cần trình bày thành nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn là một ý, luận điểm để vấn đề rõ ràng. Dẫn chứng cần trực tiếp, hạn chế sa đà dẫn chứng bên ngoài. Sau khi triển khai các luận điểm, học sinh cần có phần đánh giá lại vấn đề. Trước khi kết bài, học sinh cần trả lời câu hỏi phụ đúng trọng tâm, hỏi gì trả lời đó, ngắn gọn. Kết bài cần đánh giá lại vấn đề nghị luận, ý nghĩa, giá trị của vấn đề đó. Tuyệt đối không coi nhẹ phần kết bài, không nhập chung với phần câu hỏi phụ.

Đối với môn ngữ văn, khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ đề, cân đối thời gian hợp lý. Trong thời gian 120 phút thì phần đọc hiểu chỉ nên dành tối đa 30 phút. Phần nghị luận xã hội 20 phút; còn lại là dành cho nghị luận văn học. Đặc biệt, cần làm bài thi theo thứ tự đề thi. Với phần nghị luận văn học nên có dàn ý khái quát các ý chính.

Khi ôn tập, học sinh cần theo hướng dẫn định hướng của giáo viên, không nên bị tác động bởi các thông tin không chính thống. Hiện nay có rất nhiều lò luyện thi mà thậm chí đề ra theo kiểu của nhiều năm trước đó, không bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT, khiến học sinh rất hoang mang. Mọi đoạn trích trong sách giáo khoa thì đề thi đều có thể ra, học sinh không nên “bói đề”, đoán đề, từ đó bỏ tác phẩm này, tác phẩm kia.

Nguyn Trn Hnh Nguyên
(T trưng T ng văn Trưng THPT
Trưng Vương, Q.1, TP.HCM)