Thứ ba, 11/6/2024, 14h48

Định hướng thái độ sống cho con

Trong khi các bc ph huynh mt mt chy đôn chy đáo đ con hc thêm này n nhm nâng cao trình đ, đng thi lo cho con tri nghim hết lp k năng sng này đến lp k năng sng khác. Thì có mt nghch lý là không ít ông b bà m thiếu quan tâm đến vic giáo dc thái đ sng cho tr. Vì thế, vic giáo dc thái đ sng cho con là vic làm rt cn thiết. Nht là khi tr đang đ tui gen Z, đ tui hoàn thin nhân cách ca mình và bưc vào làm ch cuc sng.


Vic giáo dc thái đ sng cho con thế h gen Z  là vic làm rt cn thiết ca các bc ph huynh. Ảnh: IT

Gen Z ơi! Các em cn thái đ hơn trình đ!

Thế hệ gen Z là thế hệ năng động, sáng tạo, giàu kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như trong thiết lập các mối quan hệ, xử lý các tình huống chuyên môn. Tuy được đánh giá là biết nhiều thứ nhưng mà chỉ thiếu một thứ, đó là “biết điều”. Các em hạn chế trong cách xử sự, thiếu tinh tế, khéo léo. Một mặt do các em còn thiếu những hiểu biết, kinh nghiệm, thói quen hành vi về thái độ sống. Mặt khác, không ít bạn trẻ thể hiện cá tính nên dù có hiểu nhưng vẫn “mắc lỗi”. Ranh giới giữa hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội của các em đôi khi rất mong manh, khi trẻ không hiểu được giá trị thật của việc mình làm vì thế không biết mình đang có chiều hướng thiếu lễ độ. Do đó, việc giáo dục thái độ sống cho gen Z là việc làm rất cần thiết. Nhất là khi trẻ đang độ tuổi hoàn thiện nhân cách của mình và bước vào làm chủ cuộc sống.

Trong khi các bậc phụ huynh một mặt chạy đôn chạy đáo để con học thêm này nọ nhằm nâng cao trình độ, đồng thời lo cho con trải nghiệm hết lớp kỹ năng sống này đến lớp kỹ năng sống khác. Thì có một nghịch lý là không ít ông bố bà mẹ thiếu quan tâm đến việc giáo dục thái độ sống cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi với một số bậc cha mẹ về phương pháp giáo dục con thời nay, nhận được sự phản hồi về sự khó khăn khi giáo dục thái độ cho con. Một phụ huynh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã phân trần: “Sao tôi thấy việc giáo dục thái độ cho con cứ khô khan, gượng gạo thế nào ấy. Vợ chồng chúng tôi rất ngại ngần khi dạy con biết sống quảng đại, bao dung, độ lượng, quan tâm mọi người. Đến khi con đi làm công ty, năng lực chuyên môn thì khỏi bàn, nhưng các con chẳng trụ được chỗ nào quá vài tháng vì lý do lãng xẹt là… thái độ còn hạn chế”. 

Nhng thái đ sng mà cha m cn đnh hưng cho con

1. Thái độ đồng cảm, thấu hiểu: Hãy dạy cho các em biết nghĩ và đặt mình vào vị thế của người khác mỗi khi hành động, để chúng tự cân nhắc và quan tâm đến mọi người trong những tình huống cụ thể. Vì thiếu trải nghiệm các em chưa biết phân biệt được phải, trái, đúng, sai và không biết được hành vi của mình có phù hợp chuẩn mực hay không, có làm tổn thương đến người khác, nên cha mẹ phải định hướng cho các em biết suy nghĩ thấu đáo trong khi ứng xử. Chẳng hạn như cha mẹ dạy con bài học nhặt được của rơi, trả người đánh mất. Ban đầu trẻ nghĩ đơn giản rằng nhặt được của rơi thì mình có thể tự do sử dụng và bản thân không có lỗi gì cả. Nhưng cha mẹ có thể bảo trẻ đặt mình vào vị trí của người đánh mất để biết được nỗi lo lắng, đau khổ, buồn bực thậm chí là thất vọng của người bị mất đồ (nếu đó là món đồ có giá trị vật chất cũng như tinh thần). Vì thế, các em sẽ hình thành được cách sống độ lượng hơn. Các em cũng phải biết học cách cảm nhận vui niềm vui của người khác, chúc mừng thật lòng trước những thành công của bạn bè, lan tỏa những niềm vui đến với nhiều người, biết chia sẻ, thông cảm chúng sẽ thấy cuộc đời thật có ý nghĩa và đáng sống hơn.

2. Thái độ sống có trách nhiệm: Trong quá trình trưởng thành, các em cần phải thể hiện và phát huy trách nhiệm của bản thân. Khi các em nhận ra giá trị của thái độ sống có trách nhiệm, sẽ cư xử đúng đắn, tử tế hơn với người khác và với chính mình. Đồng thời, chúng sẽ biết đấu tranh trước những hoàn cảnh bất công để bảo vệ quyền lợi cho mình và mọi người.

Các bc ph huynh cn quan tâm hơn na đến giáo dc thái đ sng cho con đ ngày càng có nhiu công dân có ích cho xã hi. Giáo dc thái đ sng là giáo dc cho các em t rèn luyn mình đ phát huy nhng giá tr tt đp bên trong con ngưi và biết điu chnh, hn chế hành vi xu.

3.Thái độ hòa đồng, tử tế: Được sống trong tình yêu thương bao giờ cũng thấy cuộc đời có nhiều ý nghĩa. Vì thế, cha mẹ hãy giúp con biết sống đoàn kết, yêu thương mọi người. Sống trong gia đình, cha mẹ hãy làm giàu đời sống tinh thần bằng chính cách mình yêu thương, trân trọng những người thân từ những hành vi cụ thể. Cho trẻ chứng kiến và thực hiện những việc làm đầy tình yêu thương như kính trọng, chăm sóc ông bà chu đáo, không tỏ thái độ xem thường người nghèo, biết giúp đỡ những người hành khất… Dạy con biết làm những việc có ích cho bản thân và mọi người. Đừng vì lợi ích của cá nhân mà quên đi lợi ích của tập thể hay cộng đồng xã hội. Đây là việc làm khá đơn giản, cha mẹ phải biết khéo léo để căn nhà luôn rộn tiếng cười đùa, lời yêu thương và các hành động có ý nghĩa thiết thực. Các em sống trong tình cảm ấm áp của gia đình sẽ học hỏi và thẩm thấu giá trị về lòng nhân ái khi đối xử với người khác.

4. Thái độ tự tin, tự trọng: Không phải đứa trẻ nào lớn lên cũng tự tin vào bản thân. Vì thế, cha mẹ hãy nuôi dưỡng lòng tự tin ở trẻ. Ngay từ lúc còn nhỏ, trong khi chơi đùa, các em luôn mong muốn mình làm được mô hình thật đẹp. Nếu bậc phụ huynh biết quan tâm, động viên kịp thời, trẻ sẽ quyết tâm thực hiện và đạt được thành công. Bài học để trẻ tự tin và biết tôn trọng bản thân là bắt đầu từ những việc làm đơn giản, quen dần với công việc, các em sẽ khéo léo hơn và biết yêu thích, hứng thú với công việc của mình. Từ đó, trẻ sẽ tự tin với bản thân. Khi vững tin với năng lực của mình các em sẽ rèn được tính tự trọng, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác là cơ sở để trẻ sống tử tế với mọi người.

5. Thái độ ứng xử chân thành: Một trong những biểu hiện của giá trị bản thân các em khi gia nhập xã hội là thái độ chân thành. Sống trung thực, lương thiện thể hiện qua những việc làm cụ thể, nhỏ nhặt hàng ngày. Cha mẹ hãy luôn động viên con, chỉ cần xuất phát từ tấm lòng thiện lương, thái độ chân thật và luôn nghĩ tốt về mọi người là ai cũng có thể thực hiện được.

Giáo dục thái độ sống cho con trẻ nói chung, cho thế hệ gen Z nói riêng là một quá trình biến nhận thức thành thái độ và hành vi thói quen cụ thể, nghĩa là cha mẹ không chỉ giúp con hiểu biết mà còn phải tỏ rõ thái độ và làm được những điều mình hiểu để tạo sự hài hòa trong cuộc sống. Kỹ năng sống là cách ứng xử bên ngoài, còn thái độ sống là giá trị cốt lõi bên trong con người, tạo nên bộ mặt đạo đức và là cơ sở để đánh giá nhân cách của mỗi người. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục thái độ sống cho con để ngày càng có nhiều công dân có ích cho xã hội. Giáo dục thái độ sống là giáo dục cho các em tự rèn luyện mình để phát huy những giá trị tốt đẹp bên trong con người và biết điều chỉnh, hạn chế hành vi xấu.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Giảng viên tâm lý)