Thứ bảy, 22/6/2024, 13h10

Giữ ngọn lửa trong tim

Cuc cách mng 4.0 đã và đang tng ngày làm thay đi cu trúc nhiu ngành ngh. Ngh báo không là ngoi l. Ngưi làm báo bt buc phi có s thay đi đ bt nhp vi xu thế mi. Tuy nhiên, không vì thế mà ngưi làm báo lãng quên trách nhim ca ngưi cm bút vi trách nhim vi ngh, vi xã hi. S chính xác, tin cy và kp thi trong thông tin góp phn đnh hưng dư lun, nhân lên nhng điu tt đp.


Tác gi trong mt chuyến công tác

1. Tôi thường nghĩ, nghề báo cũng như nhiều ngành nghề khác trong xã hội đòi hỏi người làm nghề ngoài trách nhiệm cần phải có niềm tin và tình yêu. Khi thực hiện một công việc bằng tình yêu, tôi tin rằng hiệu quả mang lại sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần so với một công việc chỉ đơn thuần với tay nghề kỹ thuật. Vào nghề ngót 15 năm, thời gian không quá dài nhưng đủ để trải nghiệm với nghề. Làm báo, có những đề tài viết nhanh, nhưng cũng có những đề tài đòi hỏi nhiều thời gian, suy ngẫm, cảm nhận và thấu cảm. Để hoàn thành một bài viết, nhiều khi người viết phải mất rất nhiều thời gian, trải nghiệm bằng câu chuyện thực tế. Một bài viết hay, giàu thông tin đôi khi không phải đong đếm bằng thời gian mà từ những xúc cảm từ trải nghiệm thực tế. 

Những chuyến đi xa, được trò chuyện với nhân vật, lắng nghe họ chia sẻ là chất liệu quý giá giúp tôi hoàn thành bài viết của mình. Niềm tin và tình yêu của nhân vật dành cho nghề, cho công việc mà họ đang theo đuổi truyền cảm hứng cho tôi, để đủ “chất xúc tác” ghi lại những câu chuyện về những việc làm thật đẹp.

2.Còn nhớ, trong câu chuyện với người đặt viên gạch đầu tiên để phát triển du lịch Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) vào hai năm trước, Vũ Mạnh Cường - chủ khu du lịch suối khoáng nóng Trạm Tấu nói: “Không dễ dàng gì để biến những triền đất sỏi đá ven chân núi trở thành điểm đến hấp dẫn. Ngoài điều kiện tự nhiên ủng hộ, cần có niềm tin và tình yêu. Hai thứ ấy là động lực giúp mình vượt qua khó khăn, để mảnh đất xa xôi, hẻo lánh này được nhiều người biết đến. Để hình thành khu suối khoáng nóng, nhiều ngày tôi tìm cách dẫn nguồn nước nóng chảy ra từ lòng núi. Tự tay mình làm thợ nề đắp suối, dẫn nước. Bền bỉ hàng năm trời với muôn vàn khó khăn, cuối cùng dòng nước nóng mới được dẫn về. Thành công là thành quả có thể nhìn thấy được nhưng những khó khăn, vất vả luôn lặng thầm”. Cường từng là giáo viên dạy văn, cắm bản sâu ở Trạm Tấu hơn 10 năm trước khi anh quyết định rẽ sang hướng khác. Cường bảo: “Tôi nghỉ dạy nhưng không có nghĩa là bỏ nghề. Ở góc độ này, tôi làm công việc giới thiệu nét đẹp quê hương đến du khách muôn phương, đồng hành cùng bà con phát triển kinh tế và thầm lặng làm người cổ vũ, động viên và tạo điều kiện việc làm, thậm chí là chia sẻ kinh nghiệm cho các em học sinh. Bằng cách ấy, tôi nghĩ là mình vẫn tiếp tục với nghề”.


Làm báo, cũng như nhi
u ngh khác, cn gi ngn la trong tim. Ảnh: IT

Làm báo, cũng như nhiu ngh khác, cn gi ngn la trong tim. Tôi nghĩ, điu đó không quá khó. Mt khi đã yêu ngh, có lòng t trng vi ngh thì dù phi đi din vi bt c khó khăn, thách thc nào ri cũng s vưt qua. Đó không ch là trách nhim mà còn là la chn!

Nhiều lần trò chuyện cùng thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Vừ A Dính (xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), thấy ở thầy một tình cảm dành cho trẻ vùng cao thật đặc biệt. Hơn 20 năm cắm bản ở vùng cao, thầy Vỹ đã vận động mạnh thường quân góp sức xây dựng hơn 40 điểm trường, gần 40 cây cầu treo bắc qua suối và hàng chục giếng nước sinh hoạt phục vụ cuộc sống cho bà con ở các bản làng xa xôi còn nhiều khó khăn. Cứ mỗi cuối tuần, bà con vùng cao lại bắt gặp những bước chân của thầy đâu đó giữa các bản làng với nụ cười tươi và làn da sạm nắng gió. Thầy Vỹ không nói nhiều về công việc của mình, nếu ai đó hỏi, thay vì câu trả lời, thầy bật điện thoại mở ra những tấm hình có lũ học trò vùng cao tung tăng đi qua cầu treo nối đôi bờ suối để đến trường, hình ảnh học trò ngồi học trong ngôi trường vững chãi, khô ráo giữa mùa đông giá buốt và những tấm hình có lũ trẻ và các bà mẹ Cơ Tu, Xơ Đăng vui vẻ bên giếng nước đầu làng do thầy kêu gọi kinh phí xây dựng… Thầy Vỹ nói, tất cả đó là câu trả lời cho thắc mắc của tôi.

Với nghề báo, mỗi bài viết gần như là một chuyến đi. Những nhân vật tôi có cơ duyên gặp gỡ như anh Cường, thầy giáo Vỹ và nhiều nhân vật khác đã truyền cho tôi niềm tin vào cuộc sống - một cuộc sống đẹp được dựng xây nên từ những hành động đẹp.

Tôi luôn ý thức rằng, trong mỗi bài viết của mình phải truyền tải thông tin khách quan, trung thực, đặc biệt là với thể loại phản ánh. Có như thế mới lan tỏa đến bạn đọc tình yêu, niềm tin vào những việc làm tốt đẹp.

3.Cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, người làm báo bắt buộc phải thay đổi tư duy để thích ứng và tồn tại. Để thông tin của mình được bạn đọc tiếp cận và tiếp nhận, người làm báo phải học SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Sử dụng thành thạo kỹ năng SEO trong nội dung bài viết, trong hình ảnh để độc giả dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất thông qua từ khóa dễ nhận diện. Điều này có thể được xem là một yếu tố cần thiết để “cạnh tranh” với thông tin của mạng xã hội. Như thế, người làm báo không bị bỏ lại phía sau.

Ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh nào, người làm báo cũng luôn nhớ trách nhiệm là người đưa thông tin, định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội, hướng đến những giá trị tốt đẹp. Bài viết, ngoài việc đưa thông tin chính xác, kịp thời, khách quan và đa chiều thì còn phải biết cách chắt lọc, lựa chọn, cân nhắc và sử dụng từ ngữ phù hợp, đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng.

Làm báo, cũng như nhiều nghề khác, cần giữ ngọn lửa trong tim. Tôi nghĩ, điều đó không quá khó. Một khi đã yêu nghề, có lòng tự trọng với nghề thì dù phải đối diện với bất cứ khó khăn, thách thức nào rồi cũng sẽ vượt qua. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là lựa chọn!

Phan Vĩnh Yên