Thứ bảy, 22/6/2024, 12h21

Nhà báo và những chuyến đi

Nhng chuyến du lch nghng luôn là s tri nghim thăng hoa và khám phá mi m cho bn thân. Riêng đi vi các phóng viên, biên tp viên đó còn là cht liu, “vôi va” vô cùng quý báu đ làm nên nhng bài báo có lc hút hp dn đi vi ngưi  đc.


Tác gi cùng các nhà giáo tham quan Khu tưng nim nhc sĩ Cao Văn L Bc Liêu

T phóng viên th đng đến nhà báo ch đng

Nhiều nhà báo trước khi có thẻ chuyên nghiệp chỉ là một cộng tác viên hay phóng viên “tay ngang”. Nhưng đó cũng là thời gian thật sự xông xáo nhất của các nhà báo mới chạm ngõ với nghề. Tôi cũng vậy. Những chuyến đưa học trò đi dã ngoại, ngoại  khóa, tham quan không chỉ làm cho thầy trò thỏa mãn “chủ nghĩa xê dịch” mà còn chở đầy bao điều mới mẻ trong ba lô tri thức của mình. Vốn yêu chữ nghĩa và muốn chia sẻ thật nhiều với người khác, tôi đã “hiện thực hóa” những chuyến đi của mình bằng những bài viết gửi cho tòa soạn báo. Những chuyến đi sau càng có thêm động lực khi bài viết của mình được đăng lên mặt báo để trình làng trước bạn đọc. Dần dần, các chuyến du lịch trong và ngoài nước đã biến tôi từ phóng viên thụ động đến nhà báo chủ động trong khâu “săn bắt” đề tài. Hồi đó có một vài tờ báo như Hoa học trò, Sinh viên, Văn nghệ Đồng Tháp mở mục Đất nước Việt Nam để giới thiệu danh lam thắng cảnh ở các vùng quê mới lạ như đánh thức trong tôi những ký ức du lịch mà mình đã trải qua. Thế là những bài viết về khu du lịch sinh thái Tràm Chim, làng hoa Sa Đéc, Khu di tích Lăng cụ Phó Bảng ở Cao Lãnh như một lời chào mời bạn bè bốn phương đến với vùng đất sen hồng qua tờ nhật trình.

Nhưng đó là những bài viết chỉ quanh quẩn nơi tôi từng sống. Nhớ nhất là thời kỳ những năm bước sang thiên niên kỷ mới. Đôi chân của tôi đã đặt đến nhiều vùng đất xa hơn như vịnh Hạ Long, Sa Pa, núi Yên Tử, đảo ngọc Phú Quốc… Đây chính là nguồn cảm hứng bất tận để tôi viết thành các bài ký sự, ghi chép miền Tây Bắc. Hồi đó các vùng đất du lịch vừa được đánh thức, còn ít người và cả nhà báo đặt chân đến đây vì thế những bài viết của tôi đã trở thành “hàng độc” với những chi tiết vô cùng hấp dẫn khi lần đầu tiên vượt các con dốc cao để đến với Lào Cai, viếng nhà thơ nổi tiếng và đi chợ đêm, chợ tình ở Sa Pa… Giá trị nhất là những bức ảnh tôi chụp được ở đây vì hồi đó du khách chưa có điện thoại thông minh, máy ảnh chỉ độc quyền cho người trong nghề. Những tấm hình không chỉ ghi lại những ký ức đáng nhớ trong hành trình của đôi chân không mỏi mà còn là những tư liệu vô cùng quý hiếm để bộ phận biên tập của tòa soạn mặc sức lựa chọn.

Báo Công an TP.HCM nơi tôi cộng tác đăng nhiều loạt bài của tôi với bút danh Chu Lễ ở những trang chủ đạo nhất. Tôi nhớ nhuận bút một bài khi đó lên tới 600.000 đồng (trị giá hơn 1 chỉ vàng). Du lịch không chỉ là niềm đam mê thỏa chí của các nhà báo thích vận động mà còn là cơ hội vàng để người cầm bút có thêm chất liệu cuộc sống thực tế.

Luôn tìm đến nhng chuyến đi

Những hành trình dài dù chân có mỏi nhưng lại làm cho nhà báo thêm khôn lớn khi mở rộng thêm tầm nhìn, nâng cao kỹ năng óc quan sát, ghi chép (có thể trên giấy hoặc trong đầu) về những hiện tượng mới lạ mình bắt gặp được trên đường. Đó cũng là cơ hội cho các “phóng viên salon” thoát ra khỏi cái kén bọc kín từ lâu nay trên 1 bán kính nhỏ hẹp để trở thành cây bút năng động, bứt phá được lối mòn xưa cũ.


Tác gi Phan Ngc Quang - cu nhà báo ca Báo Giáo dục TP.HCM trong chuyến đi tham quan Campuchia

Có không ít nhà văn, nhà báo như thế. Tô Hoài không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc mà ông còn thành công trong các thể loại ký. Có được thành công đó trước hết Tô Hoài là người luôn tôn thờ chủ nghĩa xê dịch, cuộc đời của ông là những chuyến đi, ít khi ông chịu ngồi một chỗ. Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm của Tô Hoài đều là sản phẩm từ óc quan sát, sự chiêm nghiệm của bản thân. Vì thế đam mê khám phá vùng đất mới không bao giờ ngưng nghỉ đã theo suốt tận cuộc đời ông. Từng đi thăm con và du lịch ở nước ngoài nhiều lần, nhà báo Tạ Văn Doanh (bút danh Nghiêm Ý, Nhuận Đức) - nguyên Tổng Biên tập Báo Giáo dục TP.HCM - cũng có loạt bài ký sự để đời về những nơi ông đã đặt chân tới như Úc, Mỹ… Những bài viết vừa mang hơi thở cuộc sống và đầy ắp cảm xúc của tác giả đã có sức thuyết phục và để lại ấn tượng đẹp cho bạn đọc.

Nếu nhà báo mà có cảm hứng làm thơ khi đến một vùng đất mới thì lại có thêm lợi thế. Cảnh đẹp quê hương đất nước qua lăng kính thi sĩ sẽ mặc thêm chiếc áo mới với những cảm xúc tinh tế và giàu chất thơ. Chế Lan Viên đã từng có câu thơ để đời sau các chuyến đi: “Tôi đến Nha Trang ngắm trời bể đẹp/ Có hay đâu hang Pắc Bó gió lùa” (Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi) hoặc Tố Hữu: “Anh viết cho em tự đảo này/ Cu Ba, hòn đảo Lửa, đảo Say” (Từ Cu Ba). Những bài thơ Trước biển Vũng Tàu, Về Cần Giờ, Hẹn gặp Sa Pa, Thăm Phú Quốc… của tôi đăng Báo Giáo dục TP.HCM do bắt nguồn từ những câu chuyện thực từ các chuyến đi trên. Nhiều người vẫn hỏi, sao tôi đi nhiều thế? Những chuyến đi cho ta sức khỏe và có sức khỏe lại muốn tìm đến những chuyến đi. Nếu không có sức khỏe dù bạn là cây bút giỏi thì cũng không thể có những bài phóng sự, ghi chép hay trên những chặng đường dài của đất nước. Nhà báo, phóng viên báo chí gắn liền với những chuyến đi, những lần trải nghiệm du lịch, nếu không còn những thứ đó thì có thể nói, mỗi nhà báo như mất đi cánh tay phải của mình.

Phan Ngc Quang